Thư ký Tòa án phải từ chối tham gia tố tụng dân sự trong những trường hợp nào?

05/10/2022
Thư ký Tòa án phải từ chối tham gia tố tụng dân sự trong những trường hợp nào?
341
Views

Trong tố tụng dân sự, có một số người có nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Hoạt động của họ mang tính chất chủ động và độc lập. Những người này được gọi là người tiến hành tố tụng. Và thư ký Tòa án cũng là một trong số đó. Tuy nhiên, có một số trường hợp Thư ký Tòa án buộc phải từ chối tham gia tố tụng. Vậy Thư ký Tòa án phải từ chối tham gia tố tụng dân sự trong những trường hợp nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Người tiến hành tố tụng dân sự gồm những ai

Người tiến hành tố tụng dân sự là người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự; thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.

Những người tiến hành tố tụng đều là các công chức nhà nước; trừ hội thẩm nhân dân (có thể không phải là công chức nhà nước); được thay mặt các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện việc giải quyết vụ việc dân sự; thi hành án dân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụng.

Người tiến hành tố tụng được chủ động thực hiện nhiệm vụ; quyền hạn của mình và độc lập đối với các chủ thể khác.

Căn cứ Điều 46. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

  1. Các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự gồm có:
    a) Tòa án;
    b) Viện kiểm sát.
  2. Những người tiến hành tố tụng dân sự gồm có:
    a) Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;
    b) Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

Trường hợp thay đổi người tiến hành tố tụng dân sự

* Trường hợp chung thay đổi người tiến hành tố tụng dân sự:

Người tiến hành tố tụng dân sự phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

– Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.

– Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.

– Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

* Trường hợp thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân:

Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

– Thuộc một trong những trường chung thay đổi người tiến hành tố tụng dân sự.

– Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trong trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng.

– Họ đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ việc dân sự đó và đã ra bản án sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

– Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

* Trường hợp thay đổi Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên:

Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

– Thuộc một trong những trường hợp chung thay đổi người tiến hành tố tụng dân sự.

– Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

– Là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc đó.

(Điều 52, 53, 54 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

 Thư ký Tòa án phải từ chối tham gia tố tụng dân sự trong những trường hợp nào?
Thư ký Tòa án phải từ chối tham gia tố tụng dân sự trong những trường hợp nào?

Thư ký Tòa án phải từ chối tham gia tố tụng dân sự trong những trường hợp nào?

Căn cứ Điều 54. Thay đổi Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên
Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

  1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 của Bộ luật này;
  2. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
  3. Là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc đó.

Điều 52. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng
Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;

2. Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó;

3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Trên đây là nội dung trả lời về những trường hợp từ chối tham gia tố tụng dân sự của thư ký Tòa án.

Đương sự có được yêu cầu thay đổi thư ký toà án?

Theo Khoản 14 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định quyền, nghĩa vụ của đương sự như sau:

– Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

Theo Điều 54 Bộ luật này, thư ký Tòa án, Thẩm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

– Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 của Bộ luật này.

– Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

– Là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc đó.

Như vậy, theo quy định trên nếu bạn phát hiện thư ký tòa án trong phiên tòa của bạn là người thân thích của bên đương sự còn lại, thì bạn có quyền yêu cầu thay đổi thư ký tòa án.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “ Thư ký Tòa án phải từ chối tham gia tố tụng dân sự trong những trường hợp nào?“. Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web:  Lsxlawfirm. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy, giấy phép an ninh, trật tư; giấy phép môi trường hya các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp như sáp nhập doanh nghiệp, mua bán doanh nghiệp, đăng ký chi nhánh…Nếu quý khách có nhu cầu mua bán doanh nghiệp; hãy liên hệ ngay với Luật sư 247 để được phục vụ tốt nhất:  0833.102.102 Hoặc liên hệ qua:

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào phải thay đổi người tiến hành tố tụng dân sự?

1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;
2. Họ đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;
3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Tòa án vẫn tiếp tục xét xử khi không có Thư ký?

Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 251 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về tạm ngừng phiên tòa như sau:
1. Việc xét xử có thể tạm ngừng khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Cần phải xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa và có thể thực hiện được trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa;
b) Do tình trạng sức khỏe, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa nhưng họ có thể tham gia lại phiên tòa trong thời gian 05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa;
c) Vắng mặt Thư ký Tòa án tại phiên tòa.

Thư ký Tòa án được nhận lương thử việc là bao nhiêu?

Căn cứ Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 thì Thư ký Tòa án có hệ số lương từ 2,34 đến 4,98. Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Do đó, Thư ký Tòa án có hệ số lương Bậc 1 (2,34) thì sẽ nhận được mức lương 3.486.000 đồng.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định 138/2020/NĐ-CP thì trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.