Bảo hiểm y tế khác tỉnh có được hưởng chế độ thai sản không?

05/10/2022
Bảo hiểm y tế khác tỉnh có được hưởng chế độ thai sản không?
320
Views

Trong cuộc sống hiện nay, không hiếm để bắt gặp chuyện vợ chồng lấy nhau và cùng sinh sống ở một nơi khác nơi đăng ký bảo hiểm. Do vậy, khi đến kỳ sinh nở, các sản phụ thường khá thắc mắc về chế độ thai sản của mình. Bởi khi mang thai đi lại rất khó khăn nên đa số sản phụ thường sinh tại nơi mình đang sinh sống. Vậy Bảo hiểm y tế khác tỉnh có được hưởng chế độ thai sản không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Bảo hiểm y tế là gì?

Bảo hiểm do Nhà nước tổ chức và quản lí nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cả cộng đồng xã hội, phục vụ mục đích chăm lo sức khoẻ, khám và chữa bệnh cho nhân dân.

Theo khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe; không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khỏe) là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám; điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau.

Bảo hiểm y tế thực chất là một nội dung của bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm y tế có hai loại hình: bắt buộc và tự nguyện. Bảo hiểm y tế áp dụng bắt buộc đối với các đối tượng là cán bộ, công nhân, viên chức tại chức, hưu trí; nghỉ mất sức lao động thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, tổ chức Đảng; đoàn thể xã hội có hưởng lương từ ngân sách nhà nước; các doanh nghiệp trong nước có thuê từ 10 lao động trở lên; các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài; và tổ chức quốc tế tại Việt Nam có thuê lao động là người Việt Nam.

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bao gồm ?

Căn cứ Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì những nhóm đối tượng sau đây thuộc nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế:

1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:

a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

c) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;

d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:

a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;

b) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;

c) Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;

d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;

đ) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;

e) Trẻ em dưới 6 tuổi;

g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;

h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;

i) Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

k) Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;

l) Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

m) Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;

n) Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:

a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;

b) Học sinh, sinh viên.

5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

6. Chính phủ quy định các đối tượng khác ngoài các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này; quy định việc cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với đối tượng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý và đối tượng quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều này; quy định lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế, phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, quản lý, sử dụng phần kinh phí dành cho khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, giám định bảo hiểm y tế, thanh toán, quyết toán bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.”

Bảo hiểm y tế khác tỉnh có được hưởng chế độ thai sản không?

Khi tham gia BHYT người tham gia buộc phải đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu. Tùy vào từng đối tượng nơi khám chữa bệnh ban đầu có thể là tuyến xã, tuyến huyện, tuyến tỉnh hoặc trung ương.

Sinh con trái tuyến là việc sản phụ sinh con ở cơ sở khám chữa bệnh mà không phải là cơ sở khám chữa bệnh ban đầu. Các trường hợp sinh con không được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế quy định tại Điều 11, Thông tư 40/2015/TT-BYT thì được cho là sinh con trái tuyến.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 15, Điều 1, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 quy định về mức hưởng BHYT trong các trường hợp khám bệnh chữa bệnh BHYT. Theo đó, trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại Khoản 1, Điều 22, Luật Bảo hiểm y tế. 

Trong thời gian nghỉ thai sản có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Trong thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, việc đóng bảo hiểm y tế của người lao động sẽ được thực hiện theo Điều 42 Quyết định số 595/QĐ-BHXH. Theo đó, người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh, khám thai, sinh con,…

Như vậy, khi nghỉ hưởng thai sản, người lao động sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế, thời gian này vẫn được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục. Do vẫn duy trì việc đóng bảo hiểm y tế nên trong thời gian nghỉ thai sản, người lao động vẫn được hưởng bảo hiểm y tế như bình thường.

Người lao động đang nghỉ thai sản cũng không cần phải đổi lại thẻ bảo hiểm y tế mà vẫn được tiếp tục dùng thẻ đã được cấp để đi khám, chữa bệnh.

Bảo hiểm y tế khác tỉnh có được hưởng chế độ thai sản không?
Bảo hiểm y tế khác tỉnh có được hưởng chế độ thai sản không?

Mua bảo hiểm thai sản khi đã có thai có được không?

Việc mua bảo hiểm thai sản khi đã có thai là tình trạng không phải ít gặp của các khách hàng muốn tham gia loại hình này. Theo các chuyên viên tư vấn bảo hiểm bạn vẫn nên mua bảo hiểm thai sản trước khoảng 12 tháng khi chuẩn bị có kế hoạch mang thai để được hưởng nhiều quyền lợi hơn từ bảo hiểm.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà khi đã có thai, khách hàng không mua được bảo hiểm thai sản. Bạn vẫn được mua nhưng không được hưởng nhiều ưu đãi, quyền lợi. Lúc này, sẽ có sự hạn chế quyền lợi và người mua chỉ hưởng được một số quyền lợi nhất định của bảo hiểm thai sản.

Có 2 loại bảo hiểm thai sản có thể lựa chọn

  • Bảo hiểm xã hội

Đây là loại bảo hiểm do Nhà nước tổ chức. Tuy nhiên trong 2 hình thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và bắt buộc thì chỉ có hình thức bắt buộc có quyền lợi thai sản.

Nếu đang làm việc tại các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, chúng ta sẽ được hưởng đầy đủ các chế độ của bảo hiểm xã hội nói chung và chế độ thai sản cho lao động nữ nói riêng do Nhà Nước quy định.

Điều kiện được hưởng chế độ thai sản của Bảo hiểm xã hội là phải đóng đủ 06 tháng bảo hiểm trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Theo quy định, phụ nữ khi sinh con sẽ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh sáu tháng, cũng như các chế độ bảo hiểm thai sản khi sinh gồm: ốm đau điều trị nội trú và thăm khám định kỳ khi mang bầu.

  • Bảo hiểm sức khỏe của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ

Nếu không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng vẫn muốn hưởng bảo hiểm thai sản, bạn có thể tham khảo hình thức bảo hiểm sức khỏe của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ. Trong gói bảo hiểm sức khỏe sẽ có gói quyền lợi bổ sung – gói thai sản đi kèm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Bảo hiểm y tế khác tỉnh có được hưởng chế độ thai sản không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; Xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Thời gian nghỉ thai sản có được tính hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần?

Căn cứ theo Điều 42 Quyết định số 595/QĐ-BHXH, người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì dù không phải đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian hưởng chế độ thai sản nhưng người lao động vẫn được tính là đang tham gia bảo hiểm xã hội.
Do đó, thời gian nghỉ thai sản vẫn được tính để hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội dùng làm căn cứ tính mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được ghi nhận trong thời gian này cũng được khoản 6 Điều 42 Quyết định số 595/QĐ-BHXH:
Mức lương đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian hưởng chế độ thai sản là mức lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi nghỉ;
Nếu được nâng lương trong thời gian thai sản thì người lao động sẽ được tính mức lương mới kể từ thời điểm nâng lương.

Gia hạn bảo hiểm y tế cá nhân online thế nào?

Bước 1: Bạn chọn vào biểu tượng dấu ba gạch góc trên bên phải > Chọn Thanh toán trực tuyến.
Bước 2: Tại cột công dân; bạn chọn vào Đóng BHXH tự nguyện và BHYT theo hộ gia đình. Sau đó chọn Gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình.
Bước 3: Bạn tiến hành đăng nhập bằng Tài khoản cấp bởi Cổng DVC Quốc Gia. Sau khi điền xong thông tin bắt buộc gồm tên đăng nhập; mật khẩu và mã xác thực > Bạn chọn Đăng nhập
Bước 4: Hệ thống sẽ gửi mã OTP về số điện thoại bạn đăng ký tài khoản. Bạn tiến hành điền mã OTP gồm 6 chữ số; sau đó bấm Xác nhận.
Sau đó; tiếp tục điền mã số BHYT gồm 15 ký tự (cả chữ viết và chữ số); thời gian muốn gia hạn (3 – 12 tháng) và bấm Tra cứu.
Bước 5: Sau khi kiểm tra thông tin gia hạn chính xác; bạn chọn ngân hàng hoặc ví điện tử và nhấn Thanh toán.

Khi có thai muốn hưởng chế độ bảo hiểm y tế tự nguyện thì nộp hồ sơ ở đâu?

Khoản 3 Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
Nơi nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm y tế: nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH.
Nơi đóng tiền: Người tham gia BHYT theo hộ gia đình, người được ngân sách hỗ trợ một phần mức đóng BHYT nộp tiền cho Đại lý thu hoặc nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH huyện.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.