Thông tư 45 về tài sản cố định có hiệu lực từ bao giờ?

10/05/2022
Thông tư 45 về tài sản cố định.
753
Views

Ngày 25/4/2013 Bộ Tài chính ban hành thông tư số 45/2013/TT-BTC Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Nội dung của thông tư bao gồm những gì? Thông tư số 45/2013/TT-BTC quy định về tài sản cố định như thế nào? Cùng quy định về tài sản cố định nhưng Thông tư số 45/2013/TT-BTC có điểm gì khác so với Thông tư số 203/2009/TT-BTC ?

Thuộc tính văn bản

Số ký hiệu45/2013/TT-BTCNgày ban hành25/4/2013
Loại văn bảnThông tưNgày có hiệu lực10/6/2013
Nguồn thu thậpCông báo số 277+278, năm 2013Ngày đăng công báo19/5/2013
Ngành Lĩnh vựcQuản lý tài chính doanh nghiệp
Cơ quan ban hành  Bộ Tài ChínhPhạm viToàn quốc
Chức danh  Thứ trưởng  Văn bản bị thay thếThông tư 203/2009/TT- BTC Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định
Người kýTrần Văn HiếuTình trạng hiệu lựcHết hiệu lực một phần

Thông tư 45/2013/TT-BTC

  • Thông tư số Thông tư 45/2013/TT-BTC Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành ngày 25/4/2013 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/6/2013 thay thế cho thông tư 203/2009/TT- BTC Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành ngày 20/10/2009 và có hiệu lực kể từ ngày  01/01/2010. Thông tư này áp dụng cho doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Việc tính và trích khấu hao theo Thông tư này được thực hiện đối với từng tài sản cố định của doanh nghiệp.

Tính đến thời điểm hiện tại, thông tư 45/2013/TT-BTC đã hết hiệu lực một phần. Do thông tư này được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 28/2017/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 và Thông tư số 147/2016/TT-BTC ngày 13 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

Thông tư 45 về tài sản cố định có hiệu lực từ bao giờ?

Điểm mới của thông tư 45 so với thông tư được thay thế

Thông tư 45 có số điểm mới đáng chú ý so với thông tư 203/2009/TT-BTC như sau:

– Thứ nhất, về tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định. Tại thông tư 203 quy định nguyên giá tài sản cố định có giá trị là 10 triệu đồng nhưng đối với thông tư 45 thì nguyên giá tài sản cố định phải có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên. Theo đó, đối với tài sản cố định của doanh nghiệp mà đang theo dõi, quản lý, trích khấu hao theo thông tư 203 thì sẽ không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá là 30 triệu đồng như trong thông tư 45 nữa. Bởi vậy, giá trị còn lại của các tài sản này sẽ được phân bố vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không được phép quá 3 năm kể từ ngày thông tư 45 có hiệu lực thi hành.

– Thứ hai, về xác định nguyên giá tài sản cố định. Thông tư 45 quy định rõ ràng các trường hợp Quyền sử dụng đất được ghi nhận hay không được ghi nhận là tài sản cố định như sau:

  • Quyền sử dụng đất được ghi nhận là tài sản cố định vô hình bao gồm: Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp và quyền sử dụng đất thuê trước ngày Luật đất đai 2003 có hiệu lực được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Quyền sử dụng đất không được ghi nhận là tài sản cố định vô hình bao gồm: Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất; thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê đất sau ngày có hiệu lực  của Luật đất đai năm 2003 sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thuê đất trả tiền thuê hàng năm; nhà ở, đất đai để bán, để kinh doanh của công ty kinh doanh bất động sản.

– Thứ ba, về khấu hao tài sản. thông tư 45 quy định không phải trích khấu hao đối với tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài, hợp pháp. Còn trước đây, thông tư 203 quy định chung chung là không phải trích khấu hao đối với tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất bao gồm cả đất có thời hạn và đất không thời hạn.

– Thứ tư, như trước đây, thông tư 203 chỉ đặt ra quy định về việc đăng ký phương pháp trích khấu hao với cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Nhưng đối với thông tư 45, doanh nghiệp được tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao tài sản cố định theo quy định tại thông tư này và thông báo trước khi bắt đầu thực hiện cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

– Thứ năm, về công suất thiết kế. Theo thông tư 45, một trong các điều kiện để doanh nghiệp áp dụng phương pháp trích khấu hao theo số lượng khối lượng sản phẩm là công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính của máy móc, thiết bị không thấp hơn 100%. Còn như trước đây trong thông tư 203 quy định chỉ không thấp hơn 50% công suất thiết kế.

– Thứ sáu, về khung sử dụng các loại tài sản cố định. Nếu như trước đây, thông tư 203 quy định về thời gian trích khấu hao tối đa đối với một số tài sản là máy móc là từ 10 đến 15 năm thì đến thông tư 45, thời gian được tăng lên tối đa là 15 tới 20 năm.

Một số quy định của thông tư 45 sửa đổi, bổ sung bởi thông tư 28/2017/TT-BTC

  • Thứ nhất, quy định về việc xác định tài sản vô hình là quyền sử dụng đất tại điểm đ, khoản 1 Điều 4 của thông tư 45 được sửa đổi bổ sung tại khoản 1 Điều 1 thông tư số 147/2016/TT-BTC ngày 13 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính và hiện nay đã bị bãi bỏ bởi Điều 1 của thông tư 28/2017/TT-BTC.
  • Thứ hai, sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ 3 điểm đ, khoản 2 Điều 4 thông tư số 45/2013/TT-BTC tại Điều 2 của thông tư số 28/2017/TT-BTC. Theo đó, quy định chi tiết, cụ thể hơn về các loại tài sản là nhà hỗn hợp vừa dùng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa để bán hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật; đất đai để bán, để kinh doanh của công ty kinh doanh bất động sản.

Tải xuống thông tư 45/2013/TT-BTC

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của luatsu247.net liên quan đến Thông tư 45 về tài sản cố định. Quý khách hàng có nhu cầu muốn tìm hiểu thêm về thủ tục vay vốn ngân hàng, ký kết hợp đồng, tạm ngưng công ty, điều kiện thành lập công ty, thủ tục làm giấy khai sinh,…Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0833.102.102 để được nhận tư vấn.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Nguyên giá tài sản cố định là gì?

– Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
– Nguyên giá tài sản cố định vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.

Tài sản cố định được quản lý theo nguyên tắc như thế nào?


Theo điều 5, thông tư 45/2013/TT-BTC thì nguyên tắc quản lý tài sản cố định được quy định như sau:
1. Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.
2. Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán:
Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ = Nguyên giá của tài sản cố định – Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ
3. Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này.
4. Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.