Cách xử lý khi bị đe dọa như thế nào?

10/05/2022
1059
Views

Cuộc sống luôn đầy rẫy những mối đe dọa nguy hiểm luôn rình rập xung quanh bạn. Các mối đe dọa này nếu không được hạn chế, hoặc tốt nhất là loại bỏ chúng đi, thì sẽ gây cho bạn không ít phiền toái cũng như suốt ngày phải sống trong lo sợ vì không biết được sự nguy hiểm đó sẽ ập đến lúc nào. Vậy những mối đe dọa thường gặp là gì? Cách xử lý khi bị đe dọa ra sao?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các cách để xử lý khi bị đe dọa để bạn có được một cuộc sống an toàn hơn.

Căn cứ pháp lý

Tại sao bị đe dọa?

Có rất nhiều lý do dẫn đến bạn bị đe dọa. Sự phát triển của xã hội, làm cho nhu cầu cuộc sống của con người ngày một tăng cao. Đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, làm phát sinh nhiều đối tượng xấu khác nhau, biến chất, sử dụng nhiều âm mưu, thủ đoạn xấu để có thể thỏa mãn được nhu cầu của mình.

Các mối đe dọa này có thể xuất phát từ những mâu thuẫn cá nhân thường ngày hay là do nợ nần quá lâu bị chủ nợ đe dọa đòi giết nếu không trả tiền, kẻ gian đe dọa bắt cóc tống tiền qua tin nhắn, con nợ đòi đánh chủ nợ nếu cứ đòi tiền, người yêu cũ đe dọa sẽ tung ảnh nóng nếu không cho tiền,…đây đều là những hành vi gây ảnh hưởng đến tâm lý của nạn nhân cũng như ảnh hưởng nghiệm trọng đến cuộc sống hàng ngày của họ. 

Cách xử lý khi bị đe dọa 

  • Các trường hợp đe dọa như vừa kể xảy ra rất nhiều. Trong cuộc sống, chúng ta không thể làm vừa lòng tất cả mọi người. Bạn có thể bị trả thù vì đắc tội với một ai đó. Hoặc đối thủ muốn chống phá việc làm ăn, kinh doanh của bạn. Lúc này, bạn nên khôn ngoan trong cách giải quyết để giảm thiểu thiệt hại cho mình.
  • Hầu hết những người bị đe dọa thường có tâm lý lo lắng, hoảng sợ, thậm chí là sẵn sàng làm theo yêu cầu của đối tượng xấu vì cho rằng sẽ được thoát khỏi mối đe dọa. Nhưng đây là những suy nghĩ hoàn toàn sai lầm,vì một khi những kẻ xấu đã có được lợi ích lần một thì sẽ có rất nhiều lần tiếp theo nữa. Bạn cần phải thật sự bình tĩnh trước những mưu mô, thủ đoạn, hành vi đe dọa đến bạn thân và những người thân xung quanh mình để có thể có được cách tốt nhất lấy thông tin hay bằng chứng có liên quan giúp có lợi cho bản thân mình.
  • Sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng là điều cần thiết khi xét thấy tình hình nghiêm trọng vượt tầm kiểm soát. Nếu cơ quan chức năng chưa thể thụ lý ngay thì bạn cũng có thể nhờ đến một đơn vị thứ 3 có chuyên môn để giúp đỡ. Công ty dịch vụ thám tử luôn là lựa chọn nhanh chóng của nhiều người khi bị đe dọa.
  • Hầu hết những trường hợp xảy ra vấn đề bị đe dọa là do mâu thuẫn cá nhân từ trước và các vụ việc này đều mang tính chất nhạy cảm. Chính bởi vậy, có không ít người đã lựa chọn sử dụng các dịch vụ tại công ty thám tử thay vì báo công an điều tra vào cuộc. Các thám tử tư với kinh nghiệm chuyên môn của mình sẽ giúp hỗ trợ tháo gỡ vấn đề cho bạn một cách hiệu quả nhất.
  • Đối với việc bị chủ nợ thuê người đe dọa, thì hiện nay chỉ có các tổ chức được pháp luật cho phép nhận ủy quyền như Công ty Luật được quyền nhân danh tổ chức, cá nhân thực hiện việc đòi nợ. Do đó, nếu người đến đòi tiền không phải là chủ nợ, người vay có quyền yêu cầu xuất trình văn bản ủy quyền được công chứng, chứng thực và nội dung phạm vi ủy quyền. Nếu họ không xuất trình được thì có quyền từ chối làm việc. Nếu họ gây hấn, cố ý đe dọa thì cần báo ngay cho cảnh sát khu vực để có biện pháp ngăn chặn cần thiết. Trong thời gian cơ quan chức năng chưa tới làm việc thì cần ghi nhớ nhận dạng , có thể ghi âm, ghi hình (nếu cảm thấy an toàn). Đây sẽ là bằng chứng về hành vi vi phạm của người đòi nợ.
Cách xử lý khi bị đe dọa như thế nào?

Quy định của pháp luật có liên quan đến việc bị đe dọa

– Người có hành vi đe dọa người khác, có thể bị phạt hành chính căn cứ theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;…

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;…

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;…

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;”

Trường hợp đe dọa người khác ở nơi công cộng. Người gây rối trật tự công cộng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.”

Quy định về đe dọa giết người theo  Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội đe doạ giết người:

“1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

– Trong trường hợp bị đe dọa đăng thông tin hình ảnh xấu về bạn hoặc xúc phạm chửi mắng thì căn cứ theo Điều 34 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín:

“1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.”

Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Bên cạnh đó, hành vi xúc phạm, chửi mắng người khác có thể cấu thành tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017  cụ thể 

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

 – Trong trường hợp bị đe dọa nhằm lấy một khoản tiền lớn sẽ bị xử lý hình sự như sau:

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của luatsu247.net liên quan đến Cách xử lý khi bị đe dọa. Qúy khách hàng có nhu cầu muốn tìm hiểu thêm về thủ tục vay vốn ngân hàng, hồ sơ thành lập công ty, thành lập công ty hợp danh, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, điều kiện thành lập công ty hợp danh,…Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0833.102.102 để được nhận tư vấn.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Bị thiệt hại do người khác đe dọa đến danh dự của mình có được bồi thường không?

Theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm:
“1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Bị bịa đặt sai sự thật về người khác, rồi đe dọa sẽ kiện ra tòa có bị đi tù không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì hành vi vu khống, nói sai sự thật về người khác có thể bị xử lý hình sự như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: …”

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.