Tự do ngôn luận trên mạng như thế nào để không vi phạm?

04/04/2022
Tự do ngôn luận trên mạng như thế nào để không vi phạm?
712
Views

Tự do ngôn luận là một trong những quyền của công dân và được pháp luật bảo vệ. Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Tuy nhiên quyền này phải thực hiện trên cơ sở pháp luật. Một số đối tượng lợi dung việc thực hiện quyền này để xúc phạm, nhục mạ cá nhân; phát tán tin tức không đúng sự thật. Vậy thực hiện quyền tự do ngôn luận như thế nào thì mới được pháp luật cho phép? Khi nào hành vi này là vi phạm pháp luật. Để làm rõ vấn đề này, Luật sư X  xin giới thiệu bài viết “Tự do ngôn luận trên mạng như thế nào để không vi phạm?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để hiểu hơn về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Quyền tự do ngôn luận của công dân

Điều 25 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ:

“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Trên không gian mạng, quyền tự do ngôn luận của công dân cũng được pháp luật bảo hộ – sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng phải tuân thủ quy định chung của Luật An ninh mạng; Luật An toàn thông tin mạng năm 2018,….

Tại Điều 8 Luật An ninh mạng quy định những hành vi bị nghiêm cấm như:

Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi;…

Như vậy, việc thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân phải trong khuôn khổ Hiến pháp; pháp luật quy định; phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam… Những cá nhân nào ngộ nhận; hoặc lợi dụng về quyền tự do ngôn luận; thông qua nền tảng mạng xã hội để phát ngôn bừa bãi; không có căn cứ, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; gây nhiễu loạn thông tin, làm bất ổn tình hình an ninh trật tự xã hội;… đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Xử lý với hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận

Xử lý hành chính

Cụ thể; người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyên điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;

d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

……..

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Xử lý hình sự

Nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại Bộ luật Hình sự; người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác (quy định tại Điều 155 BLHS); hoặc Tội vu khống (quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự). Thậm chí, nếu thực hiện phát trực tiếp những nội dung thông tin không được kiểm chứng; sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; coi thường pháp luật, có thể bị truy cứu tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”; quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Một số biện pháp ngăn ngừa sự lợi dụng quyền tự do ngôn luận

Để đấu tranh phòng, chống lợi dụng quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng, cần phải triển khai đồng bộ các giải pháp:

Thứ nhất, giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao trách nhiệm của người sử dụng mạng và tinh thần cảnh giác trước tin đồn. Nâng cao nhận thức và năng lực tự sàng lọc thông tin của người dân và cộng đồng, hình thành thói quen hành xử tích cực trên môi trường mạng. Đây là giải pháp có ý nghĩa then chốt và lâu dài để mỗi người dân trở thành bộ lọc thông tin hiệu quả cho chính mình và cộng đồng.

Thứ hai, thường xuyên theo dõi, khảo sát, đánh giá, kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách giúp quản lý hiệu quả, vừa phù hợp với các quy tắc điều chỉnh hành vi văn hóa trong sinh hoạt xã hội và cộng đồng, vừa theo kịp sự phát triển của mạng xã hội.

Thứ ba, cần tăng cường các biện pháp kỹ thuật. Cụ thể; đầu tư thỏa đáng cho các cơ quan có trách nhiệm bảo đảm an ninh; an toàn không gian mạng quốc gia. Tuyển dụng, đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi về công nghệ thông tin; có khả năng thực hiện hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật. Đồng thời, khuyến khích phát triển mạng xã hội của Việt Nam; phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội lớn từ nước ngoài, như Facebook, Google,.. ; để kịp thời ngăn chặn, xử lý, loại trừ những nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn xã hội; an ninh quốc gia.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Tự do ngôn luận trên mạng như thế nào để không vi phạm?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Đăng hình ảnh con nợ lên facebook, nói ác ý về họ để ép họ trả tiền thi có vi phạm không?

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyên điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
Theo đó hành vi trên của bạn là sai. Thông tin đưa ra không đúng sự thật, xuyên tạc; xúc phạm đến uy tin, nhân phẩm của cá nhân. Bạn có thể bị xử phạt tới 20 triệu đồng.

Quyền tự do báo chí là gì?

Quyền tự do báo chí là một trong những quyền cơ bản của công dân; được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận và bảo vệ, thông qua phương tiện thông tin đại chúng, thể hiện ý kiến; quan điểm, tình cảm của mình trước các vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.