Xâm phạm quyền tự do ngôn luận bị xử lý thế nào?

25/09/2021
Xâm phạm quyền tự do ngôn luận
1550
Views

Mỗi người từ khi sinh ra đều có những quyền và các nghĩa vụ cơ bản. Trong đó tự do ngôn luận cũng là một trong những quyền được pháp luật bảo vệ. Mỗi chúng ta đều có quyền tự do bày tỏ ý kiến; tiếp nhận và tìm hiểu các thông tin. Vậy khi quyền hợp pháp bị xâm phạm thì sẽ được bảo vệ như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề xâm phạm quyền tự do ngôn luận bị xử lý thế nào? Qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Tự do ngôn luận là gì?

Tự do ngôn luận được hiểu là sự tự do phát tán quan điểm mà không bị kiểm duyệt hay hạn chế. Thuật ngữ này đồng nghĩa với tự do biểu đạt hoặc tự do thể hiện đôi khi còn được dùng để nói đến cả hành động tìm kiếm; tiếp cận và chia sẻ thông tin hoặc quan niệm, quan điểm; bất kể bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông nào.

Khái niệm tự do ngôn luận còn được hiểu là một quyền đa diện bao gồm không chỉ quyền được biểu đạt hay phát tán thông tin và tư tưởng mà còn bao gồm 3 khía cạnh sau: Quyền tìm kiếm thông tin và tư tưởng; quyền tiếp cận thông tin và tư tưởng; quyền chia sẻ thông tin và tư tưởng.

Xâm phạm quyền tự do ngôn luận là gì?

Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận của công dân là tội phạm nguy hiểm cho xã hội; theo đó người phạm tội dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân; do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện; xâm hại quan hệ mà luật hình sự bảo vệ.

Cấu thành của tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận

Điều 167 quy định về hành vi xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân như sau: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 nâm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”

Về mặt khách quan

Hành vi

Hành vi khách quan của tội này là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực; hoặc thủ đoạn khác làm cản trở công dân thực quyền tự do ngôn luận. Cụ thể như sau:

  • Hành vi dùng vũ lực là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động vào người khác như đánh; trói cản trở người này thực hiện quyền  tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân
  • Hành vi đe dọa dùng vũ lực là hành vi bằng lời nói, cử chỉ dọa dùng vũ lực để cưỡng bức tinh thần người khác cản trở họ thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin; quyền biểu tình của công dân
  • Dùng thủ đoạn khác có thể là uy hiếp tinh thần dọa gây thiệt hại về tại sản; danh dự uy tín hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở người khác thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân. Ngoài ra có thể là hành vi cố ý chậm trễ trong việc công bố thông tin; không tạo điều kiện cho người khác thực hiện các quyền nêu trên

Các hành vi này chỉ cấu thành tội khi chủ thể đã bị xử lý kỉ luật; hoặc xử phạt hành chính  về hành vi này mà còn vi phạm

Hậu quả

Hành vi này làm cảm trở việc thực hiện quyền tự do ngôn luận tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân. Hậu quả này có thể xảy ra; hoặc chưa xảy ra trên thực tế; tức là có thể cản trở được hoặc không. Tuy nhiên; hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này.

Về mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện hành vi này với lỗi cố ý. Họ nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật; biết rõ hậu quả của việc cản trở nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi để cản trở các quyền này của công dân

Động cơ và mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này

Về mặt chủ thể

Chủ thể của tội này là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự; tức là có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi

Về mặt khách thể

Các hành vi trên xâm phạm đến quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin và quyền biểu tình của công dân. Đây là các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013 và Luật tiếp cận thông tin năm 2016

Hình phạt đối với hành vi xâm phạm quyền tự do ngôn luận

Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

Áp dụng đối với người dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân; đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm.

Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Áp dụng với người phạm tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí trong các trường hợp sau:

Việc quyết định hình phạt khi phạm tội quyền tự do ngôn luận; tự do báo chí còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác chứ không chỉ các trường hợp theo quy định trên.

Điển hình như việc người phạm tội có hay không những tình tiết tăng nặng; tình tiết giảm nhẹ tội phạm theo quy định tại Điều 51, Điều 52 Bộ luật Hình sự7.

Nhân thân người phạm tội hay hoàn cảnh của họ (phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên,…); cũng sẽ là một trong những yếu tố liên quan đến việc quyết định mức phạt đối với người phạm tội.

Do vậy; tuy người phạm tội thuộc trường hợp áp dụng mức khung hình phạt cao vẫn có thể được giảm nhẹ hơn nếu như có những tình tiết giảm nhẹ; hoặc có nhân thân tốt hay có hoàn cảnh đặc biệt.

Ngược lại; nếu có những tình tiết tăng nặng theo quy định; trong quá trình xét xử Toà án có thể nhận thấy được, quyết định hình phạt có nâng cao hơn so với khung hình phạt.

Hình phạt bổ sung

Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề  Xâm phạm quyền tự do ngôn luận bị xử lý thế nào?” mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Quyền tự do báo chí là gì?

Quyền tự do báo chí là một trong những quyền cơ bản của công dân; được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận và bảo vệ, thông qua phương tiện thông tin đại chúng, thể hiện ý kiến; quan điểm, tình cảm của mình trước các vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Lỗi cố ý là gì?

Lỗi cố ý là lỗi trong trường hợp chủ thể có ý thức lựa chọn hành vi phạm tội mặc dù có đủ điều kiện lựa chọn xử sự khác không nguy hiểm cho xã hội. Lỗi cố ý là một trong hai loại lỗi theo Luật hình sự Việt Nam. Trong đó; lỗi cố ý có tính nguy hiểm cao hơn.

Dùng vũ lực là gì?

Dùng vũ lực là dùng sức mạnh thể chất (có hoặc không có công cụ, phương tiện); tác động đến thân thể người khác làm người này không thể hoặc không dám kháng cự chống lại ý muốn và việc làm của mình. 
Dùng vũ lực là thủ đoạn để có thể thực hiện được những hành vi nguy hiểm cho xã hội khác nhau như hành vi chiếm đoạt tài sản, hành vì giao cấu với người khác trái ý muốn của họ; hành vi chống lại người thi hành công vụ… 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời