Hành vi quấy rối bằng lời nói có vi phạm pháp luật không?

10/05/2022
Hành vi quấy rối bằng lời nói
1585
Views

Chào Luật sư, ở chỗ làm của tôi có một anh rất hay nói chuyện thô tục với người khác về chuyện quan hệ tình dục. Hầu như lúc nào anh ta cũng nói khiến tôi cảm thấy khó chịu. Vậy, thế nào là hành vi quấy rối bằng lời nói? Mong được luật sư giải đáp. Cảm ơn Luật sư!

Cảm ơn bạn đọc đã gửi câu hỏi về cho Luật sư. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề Hành vi quấy rối bằng lời nói qua bài viết dưới đây nhé!

Quy định về hành vi quấy rối bằng lời nói

Khái niệm “quấy rối tình dục” chưa được định nghĩa một cách rõ ràng trong luật pháp Việt Nam, chỉ mới được đề cập chung trong Bộ luật Lao động năm 2012 như một hành vi bị nghiêm cấm (Khoản 2, Điều 8) và là căn cứ để người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Ngày 25/5/2015, Bộ LĐTB-XH, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam công bố Bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây chỉ được xem như một dạng tài liệu tham khảo dành cho người lao động và người sử dụng lao động, không mang giá trị pháp lý. Dù vậy, nếu có các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì chúng ta vẫn xem xét xác định hành vi quấy rối dựa trên Bộ Quy tắc ứng xử này. 

Các hình thức quấy rối tình dục bao gồm:“Quấy rối tình dục” là hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của nữ giới và nam giới. Đây là hành vi không được chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý làm xúc phạm đối với người nhận và tạo ra môi trường làm việc bất ổn, đáng sợ, thù địch và khó chịu.

– Hành vi quấy rối thể chất: tiếp xúc, cố tình đụng chạm, sờ mó, cấu véo thậm chí tấn công tình dục, cưỡng dâm…

– Hành vi quấy rối phi lời nói: ngôn ngữ cơ thể không đúng đắn, nháy mắt, phô bày tài liệu khiêu dâm…

– Hành vi quấy rối bằng lời nói: nhận xét không phù hợp, đúng đắn, có ngụ ý về tình dục, đưa ra đề nghị, yêu cầu không được mong muốn một cách liên tục…  

Hành vi quấy rối bằng lời nói có vi phạm pháp luật không?
Hành vi quấy rối bằng lời nói

Cách xử lý với hành vi quấy rối bằng lời nói

Đối với dạng hành vi quấy rối tình dục bằng lời nói tại nơi làm việc thì Bộ luật Hình sự Việt Nam không điều chỉnh và cũng không thuộc trường hợp phải xử lý hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Nếu bị quấy rối tại nơi làm việc, để chấm dứt hành vi quấy rối, cần ngăn cản và báo cáo mọi hành vi không được chấp nhận của người đó cho người sử dụng lao động và tổ chức công đoàn trong nơi bạn làm việc. Tổ chức công đoàn sẽ tham gia trong quá trình giải quyết vụ việc của bạn và đảm bảo tất cả các vấn đề liên quan tới quấy rối tình dục tại doanh nghiệp sẽ được thương lượng một cách công bằng, minh bạch. Nếu việc giải quyết không thỏa đáng và bạn muốn rời khỏi môi trường làm việc bất ổn, khó chịu này thì hoàn toàn được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm kịp thời ngăn chặn, xử lý và bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, bị tố cáo khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động có hành vi quấy rối tình dục sẽ bị sa thải; người bị quấy rối tình dục cũng được đơn phương chấm dứt hợp đồng luôn không cần báo trước.

Ngoài ra, cần lưu ý về mặt chứng cứ dùng để khiếu nại hoặc trình bày với người có thẩm quyền. Bởi lẽ “Lời nói gió bay” nên nếu chỉ truyền đạt, diễn tả lại những gì mình đã nghe, thấy thậm chí thêm một vài người nữa làm chứng thì vẫn không đủ cơ sở chứng minh. Nhưng chỉ cần 1 hoặc vài ghi âm, hình thì sẽ trở thành nguồn chứng cứ có giá trị.

Xử phạt hành chính

Cụ thể, căn cứ điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện quy định:  

“…3. Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

…g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.”

Truy cứu trách nhiệm hình sự 

Ngoài ra, hành vi quấy rối, làm phiền người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017) hoặc vu khống người khác (Điều 156 BLHS), tùy vào mức độ, tính chất và có đủ căn cứ, hành vi quấy rối qua điện thoại sẽ bị xử lý hình sự theo các tội danh quy định tại Bộ luật Hình sự:

“Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

…”

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Hành vi quấy rối bằng lời nói”. Chúng tôi hi vọng rằng, bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đơn xin tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể, thành lập công ty con, hợp thức hóa lãnh sự, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X. Hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là hành vi quấy rối tình dục bằng lời nói?

Quấy rối tình dục bằng lời nói là sử dụng các hành vi hoặc lời nói có liên quan đến tình dục. Mục đích hằm gây tổn thương danh dự và nhân phẩm của người khác. Các hành vi dùng lời nói bao gồm nhận xét không phù hợp, không đứng đắn.

Biểu hiệu của việc quấy rối bằng lời nói như thế nào?

Quấy rối bằng lời nói gồm các nhận xét không phù hợp về mặt xã hội, văn hóa và không được mong muốn, bằng những ngụ ý về tình dục như những truyện cười gợi ý về tình dục hay những nhận xét về trang phục hay cơ thể của một người nào đó khi có mặt họ hoặc hướng tới họ. Hình thức này còn bao gồm cả những lời đề nghị và những yêu cầu không mong muốn hay lời mời đi chơi mang tính cá nhân một cách liên tục.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.