Thông báo việc làm bảo hiểm thất nghiệp online như thế nào?

12/09/2023
Thông báo việc làm bảo hiểm thất nghiệp online
820
Views

Câu hỏi: Chào luật sư, trước đó tôi có làm việc tại một công ty và có đóng bảo hiểm đầy đủ, tuy nhiên do công ty gặp khó khăn và phải cắt giảm nhân sự nên tôi đã nghỉ việc và tạm thời chưa có việc làm nên tôi có làm thủ tục để hưởng trợ cấp thất nghiệp, nay tôi đã hưởng trợ cấp thất nghiệp được 1 tháng. Tuy nhiên tháng này tôi có việc phải về quê không kịp lên trung tâm dịch vụ việc làm để thông báo tìm kiếm việc làm nên luật sư cho tôi hỏi là “Thông báo việc làm bảo hiểm thất nghiệp online” có được hay không ạ?. Tôi xin ảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, để giải đáp thắc mắc của mình về vấn đề này, mời bạn hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé,

Quy định về chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có việc làm

Nhằm giúp đỡ những người lao động bị mất việc làm thì chế độ trợ cấp thất nghiệp do Ngân sách nhà nước chi trả đã được ra đời. Đây là chế độ người lao động được hưởng khi thất nghiệp vậy nên tất nhiên rằng khi người lao động có việc làm thì việc hưởng trợ cấp thất nghiệp này sẽ bị chấm dứt, cụ thể như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 21, Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 9, Điều 1, Nghị định 61/2020/NĐ-CP ban hành ngày 29/5/2020, các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có việc làm bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. 

Cụ thể người lao động được xác định là có việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Người lao động được xác định là có việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

– Đã giao kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động có hiệu lực theo quy định của pháp luật;

– Có quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm trong trường hợp này là ngày người lao động được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm ghi trong quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm;

– Có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với trường hợp người lao động là chủ hộ kinh doanh hoặc có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp người lao động là chủ doanh nghiệp. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày người lao động thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm về việc hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh;

– Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động.

Như vậy, người lao động cần xác định được mình thường hợp có việc hay không. Căn cứ vào thời gian có việc làm này để thông báo đến trung tâm dịch vụ việc làm cắt nguồn trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Thông báo việc làm bảo hiểm thất nghiệp online được không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì một trong những thủ tục bắt buộc phải thực hiện đó chính là phải trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm với Trung tâm dịch vụ việc làm, đây sẽ là căn cứ để người lao động tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tại Điều 52 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:

“Điều 52. Thông báo về việc tìm kiếm việc làm

1. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
b) Trường hợp bất khả kháng.

2. Đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì người lao động có trách nhiệm thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều này.”

Như vậy, hàng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm trừ một số trường hợp nhất định.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành:

“Điều 10. Thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm

1. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”

Theo đó, hàng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Cách thức gửi thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng đến Trung tâm dịch vụ việc làm

Cách 1: Gửi trực tiếp tại Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp;

Cách 2: Gửi qua email: Người lao động cần chụp ảnh thông báo tìm kiếm việc làm đã kê khai đến địa chỉ hòm thư điện tử của Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đã đăng ký hưởng trợ cấp;

Cách 3: Gửi qua Zalo: Người lao động gửi bản chụp thông báo tìm kiếm việc làm đến số Zalo mà Trung tâm dịch vụ việc làm cung cấp (trường hợp này áp dụng đối với những Trung tậm có hỗ trợ hình thức thông báo qua Zalo);

Cách 4: Gửi qua bưu điện: Người lao động gửi bản chính thông báo tìm kiếm việc làm đã kê khai đến địa chỉ của Trung tâm dịch vụ việc làm. Đây là hình thức khai báo thông dụng áp dụng được với tất cả tỉnh thành trong cả nước, phù hợp với những người lao động ở xa không tiện đến trực tiếp trung tâm việc làm và với những nơi chưa áp dụng khai báo qua email hay zalo.

Đây là những cách thức phổ biến mà các Trung tâm dịch vụ việc làm áp dụng để nhận Thông báo tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên không phải Trung tâm dịch vụ việc làm nào cũng triển khai nhận Thông báo bằng tất cả cách thức trên nên người lao động cần hoit kỹ chuyên viên tiếp nhận hồ sơ cách thức nộp thông báo để tránh trường hợp sai xót, hồ sơ không được giải quyết.

Tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể:

– Ngày người lao động thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm được ghi cụ thể trong phụ lục quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động như sau:

+ Ngày của tháng thứ nhất hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo phiếu hẹn trả kết quả;

+ Từ tháng thứ hai trở đi người lao động thực hiện ngày thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày đầu tiên của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thông báo việc làm bảo hiểm thất nghiệp online

Không thông báo việc làm bảo hiểm thất nghiệp có bị phạt không?

Như đã phân tích ở trên, việc thông báo tìm kiếm việc làm khi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp là điều bắt buộc, vậy nên đối với những trường hợp không thông báo về việc tìm kiếm việc làm là hoạt động vi phạm pháp luật và cũng sẽ bị xử phạt theo quy định.

Tại Khoản 1, Điều 10, Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định hàng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm với Trung tâm dịch vụ việc làm theo Mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư này (trừ trường hợp đặc biệt) trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Theo đó, trường hợp người lao động có việc làm sẽ phải khai báo sự thật đã có việc làm để cắt hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Nhiều người lao động nghĩ rằng khi có việc làm không thông báo lên Trung tâm dịch vụ việc làm, hoặc thông báo muộn vài tháng để được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, việc làm này rất dễ bị phát hiện do tại nơi làm việc mới người lao động sẽ phải khai báo thông tin cá nhân và làm hồ sơ BHXH. Thông tin cá nhân của người lao động sẽ được chuyển đến cơ quan BHXH, khi tiến hành  kiểm tra các các bộ sẽ rất dễ dàng thấy được sai phạm trong việc người lao động không khai báo chính xác để trục lợi trước mắt.

Trường hợp bị phát hiện không trung thực khi khai báo về tình hình tìm kiếm việc làm sẽ không chỉ khiến người lao động phải hoàn trả số tiền trợ cấp thất nghiệp mà còn bị phạt khi khai báo sai sự thật về tình hình tìm việc làm của mình. 

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 27, Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 (được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 20, Điều 1, Nghị định 88/2015/NĐ-CP ngày 7/10/2005) quy định về vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ BHXH, BHTN như sau:

“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp sau đây:

c) Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: tìm được việc làm;…”

Theo đó, người lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi cơ quan BHXH phát hiện hành vi vi phạm. 

Tại Khoản 6, Điều 27, Nghị định 95/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 20, Điều 1, Nghị định 88/2015/NĐ-CP) nêu rõ:

“6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại cho tổ chức bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;”

Như vậy, ngoài việc bị phạt hành chính thì người lao động  phải nộp lại số tiền trợ cấp thất nghiệp của các tháng đã hưởng trong khi đã có việc làm theo quyết định truy thu của cơ quan BHXH.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thông báo việc làm bảo hiểm thất nghiệp online” Ngoài ra, chúng tôi  có cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về sang tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà không phải thực hiện thông báo hàng tháng về việc tìm kiếm việc làm?

Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
– Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên;
b) Người lao động được xác định thuộc danh mục bệnh phải điều trị dài ngày có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Nghỉ hưởng chế độ thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền. Riêng đối với trường hợp nam giới có vợ chết sau khi sinh con mà phải trực tiếp nuôi dưỡng con thì giấy tờ xác nhận là giấy khai sinh của con và giấy chứng tử của mẹ;
d) Đang tham gia khóa học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và có xác nhận của cơ sở dạy nghề;
đ) Thực hiện hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 03 tháng.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày người lao động thuộc một trong các trường hợp tại các Điểm b, c, d, đ của Khoản này thì người lao động phải gửi thư bảo đảm hoặc ủy quyền cho người khác nộp giấy đề nghị không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm theo Mẫu số 17 ban hành kèm theo Thông tư này và kèm theo bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ theo quy định nêu trên đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp,
trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày gửi ghi trên dấu bưu điện. Sau khi hết thời hạn của một trong các trường hợp nêu trên, người lao động phải tiếp tục thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định.

Mức hưởng và thời gian để hưởng trợ cấp thất nghiệp được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định về mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
– Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
– Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
– Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.