Thông báo tạm ngừng kinh doanh gửi cơ quan thuế năm 2022 như thế nào

04/07/2022
Thông báo tạm ngừng kinh doanh gửi cơ quan thuế
309
Views

Trong suốt thời gian hoạt động và phát triển của mình, không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh. Khi việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động thì tạm ngừng kinh doanh là một lựa chọn đáng để cân nhắc nếu doanh nghiệp chưa muốn giải thể. Để doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh cần thông báo cho cơ quan thuế. Vì vậy, Luật sư 247 sẽ hướng dẫn thông báo tạm ngừng kinh doanh gửi cơ quan thuế qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Theo Khoản 1 điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tạm ngừng kinh doanh như sau: “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.”

Có thể hiểu Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp sẽ tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong 1 thời gian nhất định. Trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không được ký kết hợp đồng, xuất hóa đơn. Khi tạm ngừng công ty, doanh nghiệp không phải nộp báo cáo thuế. Việc tạm ngừng kinh doanh phải được thực hiện đúng quy trình với các thủ tục tạm ngừng kinh doanh đã được quy định tại Luật Doanh Nghiệp 2020.

Tạm ngừng kinh doanh phải làm thủ tục thông báo

Đối với doanh nghiệp

Theo Khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Cũng theo Khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp, có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.

Đối với hộ kinh doanh

Theo Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì: “Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

Như vậy, nếu ngừng kinh doanh dưới 30 ngày thì không cần thông báo.

Ngoài ra, Trường hợp hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, hộ kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 03 ngày làm việc trước khi tạm ngừng kinh doanh.

Thông báo tạm ngừng kinh doanh gửi cơ quan thuế là gì?
Thông báo tạm ngừng kinh doanh gửi cơ quan thuế là gì?

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh

Đối với doanh nghiệp: Không quá một năm. Khi hết thời hạn nếu muốn tạm ngừng doanh tiếp thì phải làm thủ tục thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh. (Khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

Đối với hộ kinh doanh: Hộ kinh doanh được tạm ngừng kinh doanh vô thời hạn. (Khoản 1 Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có phải nộp hồ sơ thông báo đến cơ quan Thuế?

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế được quy định cụ thể tại Điều 14 Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 91/2015/NĐ-CP như sau:

Đối với người nộp thuế thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản về việc tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi người nộp thuế đã đăng ký theo quy định.

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế đăng ký tạm ngừng kinh doanh, cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về nghĩa vụ thuế còn nợ với ngân sách nhà nước của người nộp thuế chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin từ cơ quan đăng ký kinh doanh.

  • Đối với người nộp thuế thuộc đối tượng đăng ký cấp mã số thuế trực tiếp tại cơ quan thuế thì trước khi tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.
  • Hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải thực hiện kê khai thuế theo quy định. Trường hợp người nộp thuế ra kinh doanh trước thời hạn theo thông báo tạm ngừng kinh doanh thì phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp đồng thời thực hiện nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.

Như vậy, nếu người nộp thuế thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh thì khi tạm ngừng kinh doanh không phải thông báo cho cơ quan thuế. Trong trường hợp này, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế.

Đối với người nộp thuế thuộc đối tượng đăng ký cấp mã số thuế tại cơ quan thuế thì phải thông báo cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp trước khi tạm ngừng kinh doanh.

Hướng dẫn thông báo tạm ngừng kinh doanh gửi cơ quan thuế
Hướng dẫn thông báo tạm ngừng kinh doanh gửi cơ quan thuế

Thủ tục Thông báo việc tạm ngừng kinh doanh của người nộp thuế

Mẫu 23/ĐK-TCT: Thông báo việc tạm ngừng kinh doanh/tiếp tục kinh doanh của người nộp thuế là mẫu thông báo dùng cho người nộp thuế khi muốn thông báo với cơ quan thuế, cục thuế, chi cục thuế về việc ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Mẫu được được ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về đăng ký thuế.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, gồm: Thông báo đăng ký tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động sau tạm ngừng hoạt động, kinh doanh trước thời hạn mẫu số 23/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính.

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người nộp thuế theo quy định.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thuế/Chi cục Thuế.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo chấp thuận/hoặc không chấp thuận tạm ngừng hoạt động, kinh doanh mẫu số 27/TB-ĐKT, Thông báo về việc tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo đơn vị chủ quản mẫu số 33/TB-ĐKT (nếu có), Thông báo về việc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn theo đơn vị chủ quản mẫu số 34/TB-ĐKT (nếu có) ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020  của Bộ Tài chính. 

Phí, lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Thông báo đăng ký tạm ngừng hoạt động, kinh doanh/tiếp tục hoạt động sau tạm ngừng hoạt động, kinh doanh trước thời hạn mẫu số 23/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020  của Bộ Tài chính.

Cách thức thực hiện:

+  Nộp trực tiếp tại trụ sở Cơ quan thuế;

+ Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính;

+ Hoặc bằng phương thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế/Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh theo quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế/Cổng thông tin của tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN theo quy định tại Thông tư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn Giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.

Tải xuống Mẫu Thông báo việc tạm ngừng kinh doanh của người nộp thuế

Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư 247

Tạm ngừng kinh doanh là giải pháp cần thiết cho doanh nghiệp khi không thể tiếp tục kinh doanh trong một khoảng thời gian xác định. Tạm ngừng kinh doanh nhanh chóng sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những chi phí không đáng có. Trong khi đó, quy trình tạm ngừng kinh doanh khá là phức tạp; với nhiều thủ tục, nếu các doanh nghiệp tự thực hiện sẽ gặp nhiều rủi ro. Việc sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật Sư 247 sẽ khiến quý khách yên tâm trong từng khâu thực hiện:

  • Tư vấn về giấy tờ, thủ tục thời gian cần thiết nhất cho việc tạm ngừng kinh doanh
  • Biên soạn hồ sơ đăng ký; cung cấp cho khách hàng những biểu mẫu phù hợp nhất, mới nhất.
  • Là đại diện thay cho khách hàng tiến hành nộp hồ sơ, nhận và trả lời thẩm định, nộp các khoản phí, lệ phí.
  • Thay mặt cho khách hàng theo dõi quá trình xử lý hồ sơ.
  • Bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên thụ lý hồ sơ (nếu có).

Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp. Mời bạn tham khảo bảng giá của chúng tôi

Bảng giá dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư 247
Bảng giá dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư 247

Video Luật sư 247 giải đáp thắc mắc về tạm ngừng kinh doanh

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề: “Hướng dẫn thông báo tạm ngừng kinh doanh gửi cơ quan thuế năm 2022”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn. Nếu quý khách có nhu cầu khác như giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ logo, Hợp thức hóa lãnh sự, Tạm ngừng kinh doanh,…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp thuế môn bài không?

Căn cứ điểm c, khoản 2 điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP quy định: “5. Người nộp lệ phí đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điều kiện: văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trường hợp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh không đảm bảo điều kiện nêu trên thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm.”
Nghĩa là,  Doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục thông báo tạm ngừng hoạt động trọn năm từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 sẽ không phải nộp thuế môn bài cho năm tạm ngừng đó.

Người nộp thuế có phải nộp hồ sơ khai thuế không?

Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.

Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương thức khoán tạm ngừng hoạt động kinh doanh như thế nào?

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tạm ngừng hoạt động kinh doanh được cơ quan thuế xác định lại nghĩa vụ thuế khoán theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.