Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp khi gặp khó khăn do Covid-19

30/09/2021
Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19
571
Views

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nền kinh tế có nhiều biến động, khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn trong hoạt động kinh doanh. Trong bối cảnh đó, thay vì chọn giải thể hay tiếp tục “cầm cự”, nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương án tạm ngừng kinh doanh. Vậy thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay như thế nào? có dễ thực hiện không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020

Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Doanh nghiệp có nên tạm ngừng kinh doanh để “né” Covid-19?

Dịch Covid-19 bùng phát, tất cả các ngành nghề đều bị ảnh hưởng nặng nề. Đặc biệt du lịch, giao thông vận tải, nông nghiệp; xuất nhập khẩu… là những ngành nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.

Ngoài ra, Chính phủ yêu cầu đóng cửa tất cả các cơ sở kinh doanh trừ các mặt hàng thiết yếu; hạn chế tập trung đông người; người dân được yêu cầu không ra ngoài khi không cần thiết nên tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội đều bị ảnh hưởng tiêu cực.

Trước tình hình này, doanh nghiệp gặp “khó” là điều không tránh khỏi. Nhiều doanh nghiệp lựa chọn tạm ngừng kinh doanh để “né” đại dịch.

Bởi tạm ngừng kinh doanh chỉ làm chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định; hết thời hạn tạm ngừng, doanh nghiệp sẽ quay trở lại hoạt động như bình thường.

Còn nếu chọn phương án giải thể, doanh nghiệp coi như bị “khai tử”; và sau này không thể tiến hành hoạt động được nữa.

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp khó khăn do Covid-19

Tạm ngừng kinh doanh là quyền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 200 Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản về thời điểm; và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh.

Doanh nghiệp tiến hành tạm ngừng kinh doanh thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh;
  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với Công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với Công ty hợp danh;
  • Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo:
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
  • Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Bước 3: Cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh

Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

Doanh nghiệp được quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng không được tạm ngừng quá 01 năm. Sau khi hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh đã thông báo; nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh.

Tuy nhiên, tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá 02 năm.

Trường hợp dịch Covid-19 kết thúc sớm; doanh nghiệp muốn tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo thì phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký chậm nhất 15 ngày trước khi tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Kèm theo thông báo, doanh nghiệp phải gửi quyết định; và biên bản họp (về việc thỏa thuận tiếp tục kinh doanh trước thời hạn) của Hội đồng thành viên đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của chủ sở hữu công ty đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; của Đại hội đồng cổ đông đối với Công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với Công ty hợp danh.

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19”. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!

Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư 247. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ: 0833 102 102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Hứa thưởng có rút lại được không?

Tranh chấp hợp đồng đặt cọc khi mua đất thì giải quyết như thế nào?

Câu hỏi liên quan

Có thể tạm ngừng kinh doanh ngay lập tức được không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh ít nhất 03 ngày làm việc. Kể từ ngày chính thức tạm ngừng kinh doanh. Nên thời gian tạm ngừng kinh doanh bắt buộc phải sau ít nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ.

Doanh nghiệp nước ngoài được tạm ngừng kinh doanh bao lâu?

Luật Doanh nghiệp không quy định vấn đề này nhưng Nghị định hướng dẫn quy định về tổng thời gian mỗi một lần tạm ngừng kinh doanh tối đa là 01 năm. Và không hạn chế số lần tạm ngừng liên tiếp. Trước đây Luật Doanh Nghiệp 2014 quy định tạm ngừng liên tiếp không quá 02 năm.

Tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo với cơ quan thuế hay không?

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh. Chậm nhất không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế. Căn cứ Điều 14 Thông tư số 151/2014/TT-BTC.
Như vậy, doanh nghiệp chỉ phải nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh. Việc gửi thông báo cho cơ quan thuế là trách nhiệm của Phòng Đăng ký kinh doanh (không phải của doanh nghiệp).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Trả lời