Thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh khi nào?

25/10/2023
Thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh là khi nào?
132
Views

Ngoài việc lưu ý cách viết tờ khai nộp thuế môn bài, cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cần phải lưu ý về thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh. Hiện nay, mỗi doanh nghiệp có thể có nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý về việc nộp tờ khai thuế môn bài cho từng địa điểm kinh doanh. Vậy thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh là khi nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 126/2020/NĐ-CP;
  • Thông tư 80/2021/TT-BTC.

Có nhiều địa điểm kinh doanh khác tỉnh thì nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài ở đâu?

Hiện nay, có một số doanh nghiệp có một trụ sở chính nhưng có nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau. Việc lập nhiều địa điểm kinh doanh ở những nơi khác nhau thì doanh nghiệp cần phải lưu ý về nhiều vấn đề pháp lý, trong đó có việc nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài. Dưới đây là quy định pháp luật cụ thể về vấn đề này.

Những người cho thu nhập cá nhân nhờ giải quyết và làm giấy tờ hộ tịch, giấy tờ tách thửa đất, án phí Tòa thì không cần nội loại thuế này.

Điểm k khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài như sau:

Người nộp thuế thực hiện các quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 45 Luật Quản lý thuế và các quy định sau đây:

1. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có nhiều hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế là cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính đối với các trường hợp sau đây:

a) Khai thuế giá trị gia tăng của dự án đầu tư đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 7 Nghị định này tại nơi có dự án đầu tư.

b) Khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) tại nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

c) Khai thuế giá trị gia tăng tại nơi có nhà máy sản xuất điện.

d) Khai thuế tiêu thụ đặc biệt tại nơi sản xuất, gia công hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc nơi cung ứng dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán).

Trường hợp người nộp thuế trực tiếp nhập khẩu hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sau đó bán trong nước thì người nộp thuế phải khai thuế tiêu thụ đặc biệt với cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi người nộp thuế có trụ sở chính.

đ) Khai thuế bảo vệ môi trường tại nơi sản xuất hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường, trừ thuế bảo vệ môi trường của hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.

e) Khai thuế bảo vệ môi trường tại nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh than (gồm cả trường hợp tiêu dùng nội bộ), trừ thuế bảo vệ môi trường quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.

g) Khai thuế tài nguyên (trừ thuế tài nguyên đối với hoạt động sản xuất thủy điện trong trường hợp lòng hồ thủy điện của nhà máy thủy điện nằm chung trên các địa bàn cấp tỉnh; hoạt động khai thác, xuất bán dầu thô; hoạt động khai thác, xuất bán khí thiên nhiên và thuế tài nguyên của tổ chức được giao bán tài nguyên bị bắt giữ, tịch thu; khai thác tài nguyên không thường xuyên đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoặc không thuộc trường hợp phải cấp phép theo quy định của pháp luật).

h) Khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

i) Khai phí bảo vệ môi trường tại nơi khai thác khoáng sản (trừ dầu thô, khí thiên nhiên và khí than; tổ chức thu mua gom khoáng sản từ người khai thác nhỏ lẻ).

k) Khai lệ phí môn bài tại nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.”

Như vậy, trường hợp có nhiều địa điểm kinh doanh khác tỉnh nơi có trụ sở chính thì nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài tại cơ quan thuế có địa điểm kinh doanh.

Mẫu tờ khai lệ phí môn bài cho địa điểm kinh doanh

Khi có nhiều địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ về khai lệ phí môn bài đối với những địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp mình. Trong hồ sơ khai thuế, tờ khai lệ phí là một trong những giấy tờ phải có. Dưới đây là mẫu tờ khai lệ phí môn bài cho địa điểm kinh doanh theo quy định của Thông tư 80/2021/TT-BTC.

Một số lưu ý khi kê khai lệ phí môn bài cho địa điểm kinh doanh:

  • Chỉ tiêu [01]: Kê khai năm tính lệ phí môn bài.
  • Chỉ tiêu [02]: Chỉ tích chọn đối với lần đầu kê khai.
  • Chỉ tiêu [03]: Chỉ tích chọn đối với trường hợp người nộp lệ phí (sau đây gọi chung là NNT và viết tắt là NNT) đã nộp tờ khai nhưng sau đó phát hiện có thay đổi thông tin về nghĩa vụ kê khai và thực hiện kê khai lại thông tin thuộc kỳ tính lệ phí đã kê khai. Lưu ý, NNT chỉ thực hiện chọn một trong hai chỉ tiêu [02] và [03], không chọn đồng thời cả hai chỉ tiêu.
  • Chỉ tiêu [04] đến chỉ tiêu [05]: Kê khai thông tin theo đăng ký thuế của NNT.
  • Chỉ tiêu [06] đến chỉ tiêu [08]: Kê khai thông tin đại lý thuế (nếu có).
  • Chỉ tiêu [09]: Chỉ tích chọn trong trường hợp NNT đã kê khai LPMB, sau đó thành lập mới địa điểm kinh doanh.
Thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh là khi nào?
Thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh là khi nào?

Thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh là khi nào?

Ngoài quy định về mức thuế môn bài mà cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh phải nộp thì pháp luật còn quy định về thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài. Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý về thời hạn này để không bị phạt tiền vô ích. Dưới đây là quy định pháp luật về thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh mà bạn nên biết.

Người nộp lệ phí môn bài (trừ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) mới thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh) hoặc có thành lập thêm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh:

  • Thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • Trường hợp trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài.

Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ khai thuế, cơ sở dữ liệu quản lý thuế để xác định doanh thu làm căn cứ tính số tiền lệ phí môn bài phải nộp và thông báo cho người nộp lệ phí môn bài thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

Như vậy, thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài cho địa điểm kinh doanh mới thành lập chậm nhất là ngày 30 tháng 1 năm sau năm thành lập.

(Khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP)

Khuyến nghị

Luật sư 247 là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh chúng tôi cung cấp dịch vụ quyết toán thuế Công ty Luật sư 247 luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh là khi nào? Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về giấy tờ tách thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Thuế môn bài là gì?

Thuế môn bài là loại thuế kinh doanh của tổ chức và cá nhân kinh doanh thường xuyên hoặc buôn từng chuyến hàng đều phải nộp theo Pháp lệnh Thuế Công thương nghiệp 1983.
Hiện hành, thuật ngữ “thuế môn bài” không còn được sử dụng rộng rãi. Mà thay vào đó thuật ngữ “lệ phí môn bài” được dùng thay thế.

Các bậc thuế môn bài được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định về mức thu lệ phí môn bài 2022 như sau:
– Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
+ Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
+ Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
+ Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
– Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm;
+ Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình theo hướng dẫn Bộ Tài chính.
– Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp): 
Trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân sản xuất, kinh doanh đã giải thể có hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Miễn lệ phí môn bài đối với những trường hợp nào?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm:
– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
– Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
– Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).
– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp.
– Quỹ tín dụng nhân dân; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.