Thời gian làm thêm giờ của trại viên tại cơ sở giáo dục bắt buộc

02/02/2022
Thời gian làm thêm giờ của trại viên tại cơ sở giáo dục bắt buộc
361
Views

Mới đây Chính phủ ban hành Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc. Thời gian làm thêm giờ của trại viên tại cơ sở giáo dục bắt buộc được quy định như thế nào? Để hiểu rõ hơn vấn đề hãy cùng Luật Sư X; tìm hiểu qua bài viết : “Thời gian làm thêm giờ của trại viên tại cơ sở giáo dục bắt buộc” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 140/2021/NĐ-CP

Luật xử lý hành chính  2012

Cơ sở giáo dục bắt buộc là gì?

Cơ sở giáo dục bắt buộc là cơ sở thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 94 của Luật xử lý hành chính  2012 để lao động, học văn hoá, học nghề, sinh.

Theo đó, đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là; người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

Mời quý bạn đọc cùng đón xem Thời gian làm thêm giờ của trại viên tại cơ sở giáo dục bắt buộc sau đây.

Về chế độ lao động của trại viên

Trại viên trong cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện chế độ lao động theo quy định tại Điều 34 Nghị định 02/2014/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Về thời gian lao động

Theo khoản 1 Điều 36 Nghị định 140/2021/NĐ-CP; chế độ lao động của trại viên tại trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc được quy định như sau:

– Thời gian lao động của trại viên:

+ Không quá 08 giờ/ngày, không quá 05 ngày/tuần;

+ Được nghỉ vào các ngày thứ Bảy, Chủ nhật, lễ, Tết theo quy định của pháp luật. 

Trường hợp đột xuất hoặc do yêu cầu lao động; Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có thể quyết định lao động thêm giờ; nhưng không quá 02 giờ/ngày, không quá 40 giờ/tháng, 200 giờ/năm và được bố trí nghỉ bù.

(Khoản 1 Điều 34 Nghị định 02/2014/NĐ-CP trước đây chỉ quy định thời gian lao động của trại viên là 08 giờ/ngày; được nghỉ các ngày thứ Bảy, Chủ nhật, lễ, Tết theo quy định của pháp luật và làm thêm không quá 02 giờ/ngày).

– Trại viên phải hoàn thành định mức lao động được giao. Ngoài giờ lao động hằng ngày theo quy định; cơ sở giáo dục bắt buộc có thể cho phép trại viên lao động thêm để cải thiện đời sống theo nguyện vọng của họ nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật.

Về đảm bảo điều kiện lao động

– Đối với những công việc mà pháp luật quy định phải có bảo hộ lao động; thì cơ sở giáo dục bắt buộc có trách nhiệm trang bị quần áo; thiết bị bảo hộ lao động phù hợp với yêu cầu của công việc. 

Trường hợp làm ca đêm, làm việc ngoài giờ, làm việc trong các điều kiện độc hại; hoặc công việc nặng nhọc thì được bồi dưỡng theo quy định.

– Trường hợp trại viên bị tai nạn lao động thì cơ sở giáo dục bắt buộc phải tổ chức cứu chữa kịp thời; và làm các thủ tục cần thiết để giải quyết chế độ trợ cấp theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp cơ sở giáo dục bắt buộc phối hợp với doanh nghiệp để tổ chức lao động cho trại viên; thì chế độ lao động của trại viên được thực hiện theo quy định của pháp luật. (Bổ sung trường hợp cơ sở giáo dục bắt buộc phối hợp với doanh nghiệp để tổ chức lao động cho trại viên so với trước đây).

Về chế độ học nghề của trại viên 

Về chế độ học nghề của trại viên 

Chế độ học nghề của trại viên tại trường giáo dưỡng; và cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 140/2021/NĐ-CP, cụ thể:

– Cơ sở giáo dục bắt buộc có đủ điều kiện trực tiếp đào tạo nghề nghiệp; hoặc phối hợp với cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo nghề nghiệp cho trại viên theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp;

– Cơ sở giáo dục bắt buộc căn cứ vào tình hình thực tế; và khảo sát nhu cầu nghề, việc làm của địa phương nơi trại viên cư trú để đào tạo nghề nghiệp phù hợp.

(Trước đây không quy định cụ thể về chế độ học nghề đối với trại viên tại trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt. 

Theo khoản 1 Điều 33 Nghị định 02/2014/NĐ-CP; thì căn cứ vào điều kiện cụ thể, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có thể sắp xếp thời gian học văn hóa cho các đối tượng; và bố trí cho trại viên lao động kết hợp với học nghề phù hợp.)

– Chứng chỉ học nghề theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và thay thế Nghị định 02/2014/NĐ-CP.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “ Thời gian làm thêm giờ của trại viên tại cơ sở giáo dục bắt buộc“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc?

Đối tượng bị áp dụng biện pháp này là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với trường hợp nào?

Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
Người chưa đủ 18 tuổi;
Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;
Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.