Xử phạt khi sử dụng hóa đơn bị cưỡng chế

02/02/2022
Xử phạt khi sử dụng hóa đơn bị cưỡng chế
863
Views

Thưa luật sư, xin hỏi doanh nghiệp bị áp dụng biện báo cưỡng chế thuế về hóa đơn như thế nào ? Hóa đơn bị cưỡng chế mà vẫn xuất hoặc đã xuất ra rồi thì xử lý ra sao ? Xin luật sư tư vấn, hướng dẫn cụ thể ạ! Qua bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ tư vấn về vấn đề “Xử phạt khi sử dụng hóa đơn bị cưỡng chế”, mời các bạn cùng tham khảo!

Căn cứ pháp lý 

Cưỡng chế hóa đơn là gì?

Hiện nay, không ít người dùng có thắc mắc cưỡng chế hóa đơn là gì? Vì sao doanh nghiệp lại bị cưỡng chế hóa đơn?

Cưỡng chế hóa đơn chính là một trong những biện pháp sẽ được Tổng cục Thuế áp dụng với tổ chức, doanh nghiệp nhằm xử lý trình trạng nợ thuế có khả năng thu hồi. Điều này đã được Quốc Hội quy định rất rõ trong Luật Quản lý thuế.

Trong Thông tư số 215/2013/TT-BTC hướng dẫn cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, Bộ tài chính đã quy định rõ các biện pháp cưỡng chế thuế với tình các trường hợp nợ thuế; trong đó có cả cưỡng chế về hóa đơn. 

Cụ thể, tại Điều 3, Thông tư 215/2013/TT-BTC đã quy định các biện pháp cưỡng chế bao gồm:

– Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.

– Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.

– Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, tức là sẽ tiến hành cưỡng chế hóa đơn.

Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ; tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

– Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.

-Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

Mời quý bạn đọc cùng đón xem phần Xử phạt khi sử dụng hóa đơn bị cưỡng chế sau đây.

Những trường hợp doanh nghiệp sẽ bị cưỡng chế hóa đơn

Để biết những trường hợp nào doanh nghiệp sẽ bị cưỡng chế hóa đơn; quý bạn đọc có thể tham khảo Thông tư số 215/2013/TT-BTC.

Theo đó, tại Khoản 1, Điều 2, Thông tư 215/2013/TT-BTC; Bộ Tài chính đã quy định những trường hợp sẽ bị áp dụng cưỡng chế hóa đơn gồm:

– Trường hợp nợ tiền thuế, chậm nộp tiền thuế quá 90 ngày – kể từ ngày hết hạn nộp thuế; hết thời hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế; và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Trường hợp còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế và có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản.

– Trường hợp không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 ngày – kể từ ngày có quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế. 

– Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày; nhưng người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt; thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (trừ trường hợp được hoãn; hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt).

Mời quý bạn đọc cùng đón xem phần Xử phạt khi sử dụng hóa đơn bị cưỡng chế sau đây.

Xử phạt khi sử dụng hóa đơn bị cưỡng chế

Theo hướng dẫn của Bộ tài chính, Tổng cục thuế; thì việc sử dụng hóa đơn trong thời gian bị cưỡng chế hóa đơn là hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

Như vậy, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn trong thời gian bị cưỡng chế hóa đơn được coi là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Đơn vị bán hàng và đơn vị mua hàng sẽ bị xử phạt khi vi phạm hành chính về hành vi sử dụng hóa đơn bị cưỡng chế; theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 10/2014/TT-BTC:

“Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này) hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư này.”

Bên mua hàng không được kê khai, khấu trừ thuế GTGT; và tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN; nếu như bên mua hàng cố ý kê khai những hóa đơn này có thể bị xử phạt về hành vi trốn thuế, gian lận thuế; theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Thông tư 166/2013/T-BTC.

Ngoài ra, bên bán hàng phải thu hồi lại các hóa đơn đã lập; sau khi quyết định cưỡng chế hết hiệu lực mà hai bên thực tế có hoạt động mua bán hàng hóa qua xác minh của cơ quan thuế; thì bên bán lập hóa đơn giao cho bên mua hàng để kê khai thuế.

Xử phạt khi sử dụng hóa đơn bị cưỡng chế

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “ Xử phạt khi sử dụng hóa đơn bị cưỡng chế“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

1. Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế là gì? 

1. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.
2. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.
3.Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.

2. Đối tượng áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan

Căn cứ vào khoản 1 Điều 34 Nghị định 126/2020/NĐ – CP Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn được áp dụng trong trường hợp người có nghĩa vụ nộp thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đó là những quy định hành chính

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.