Thi hành pháp luật là việc cá nhân tổ chức

14/02/2022
Cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào
1410
Views

Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định. Thi hành pháp luật là việc cá nhân tổ chức được hiểu như thế nào? Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn quy định pháp luật về nội dung nêu trên

Thi hành pháp luật là việc cá nhân tổ chức

Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định.

Thực hiện pháp luật có thể là một xử sự có tính chủ động, được tiến hành bằng một thao tác nhất định nhưng đó cũng có thể là một xử sự có tính thụ động, tức là không tiến hành vượt xử sự bị pháp luật cấm.

Từ việc hiểu Thực hiện pháp luật là gì có thể khái quát hai đặc điểm cơ bản của thực hiện pháp luật đó là:

– Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật

– Thực hiện pháp luật được tiến hành bởi nhiều chủ thể với nhiều cách thức khác nhau.

Thi hành pháp luật nghĩa là cá nhân tổ chức

Thi hành pháp luật là các cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

Thi hành pháp luật là hành vi thực tế và thực hiện một cách hợp pháp mang theo mục đích nào đó của chủ thể pháp luật để hiện thực hóa mọi quy định mà pháp luật ban hành, đưa chúng vào đời sống hàng ngày, trở thành những hành vi chuẩn mực được công nhận hợp pháp.

Trên thực tế hiện nay tồn tại rất nhiều định nghĩa khác nhau về thi hành pháp luật, chúng tôi xin đưa ra một số định nghĩa phổ biến như sau:

Thi hành pháp luật là việc các chủ thể thực hiện pháp luật chủ động thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật quy định.

Theo định nghĩa trên trang Wikipedia thì thi hành pháp luật được hiểu là: một hệ thống mà một số thành viên của xã hội hành động theo một phong cách có tổ chức để thực thi pháp luật bằng cách khám phá, ngăn chặn, phục hồi, hoặc trừng phạt những người vi phạm luật lệ và các quy tắc chi phối xã hội đó.

Như vậy hiện nay có rất nhiều định nghĩa về thi hành pháp luật tồn tại, nhưng chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản thì thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động. Chủ thể pháp luật phải thực hiện một thao tác nhất định mới có thể thực hiện pháp luật được.

Hành vi nào sau đây là thi hành pháp luật

Công dân thực hiện hành vi nào sau đây là thi hành pháp luật?

A. Tìm hiểu dịch vụ trực tuyến.
B. Tham gia bảo vệ Tổ quốc.
C. Theo dõi tư vấn pháp lí.
D. Lựa chọn bảo hiểm nhân thọ.

Câu trả lời đó là: B. Tham gia bảo vệ Tổ quốc.

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể sức khỏe danh dự và nhân phẩm

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là một trong các quyền con người của công dân Việt Nam được pháp luật quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật.

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể sức khỏe danh dự và nhân phẩm là gì?

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là các quyền lợi hợp pháp và chính đáng của công dân Việt Nam được Nhà nước bảo đảm bằng các biện pháp sức mạnh của mình. Trước pháp luật mọi người đều bình đẳng.

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là quyền cơ bản của công dân. Hiện pháp nước ta quy định:

  • Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm thân thể của người khác. Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.
  • Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Điều đó là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. Mọi việc làm xâm hại đến ính mạng, thân thể, sức khỏe danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể sức khỏe danh dự và nhân phẩm là điều bao nhiêu?

Hiện nay các quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm được quy định chi tiết và cụ thể qua Hiến pháp 2013, Bộ luật Dân sự 2015 và Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Cụ thể:

  • Hiến pháp 2013

Điều 19 Hiến pháp năm 2013, “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”. 

Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.

Như vậy tất cả mọi cá nhân đều được đảm bảo quyền lợi về bất khả xâm phạm đến thân thể của mình, không có bất cứ ai có quyền được xâm hại các quyền lợi đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác dưới mọi hình thức.

  • Bộ luật Dân sự 2015

Tại khoản 1 Điều 32 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về  quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể công dân như sau: “ Cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể”. Tính mạng con người vô cùng quan trọng, trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc, mọi nơi, bất cứ cá nhân nào cũng có quyền được bảo hộ một cách tối đa nhất có thể, không ai có quyền xâm phạm, xâm hại đến tính mạng, thân thể hay về sức khỏe. Dù là những hành vi do lỗi cố ý hay lỗi vô ý mà gây ảnh hưởng xấu đến tính mạng, sức khỏe của con người đều sẽ phải chịu những trách nhiệm nhất định trước người bị thiệt hại và trước pháp luật.

  • Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Bộ luật Hình sự năm 2015 dành riêng Chương XIV (từ Điều 123 đến Điều 156) quy định hình phạt đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thi hành pháp luật là việc cá nhân tổ chức”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; cách dò mã số thuế cá nhân, cách tra cứu quy hoạch xây dựng; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Tuân thủ pháp luật là gì?

Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách thụ động, thể hiện ở sự kiểm chế của chủ thể để không vi phạm các quy định cấm đoán của pháp luật. … Ở hình thức này, hành vi của chủ thể pháp luật được thể hiện dưới dạng không hành động

Vi phạm pháp luật là gì?

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dịch vụ Luật Sư

Comments are closed.