Bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác bị xử phạt ra sao?

28/10/2021
Bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác bị xử phạt ra sao?
587
Views

Xúc phạm, bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy theo quy định hiện nay hành vi bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác bị xử phạt ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Căn cứ pháp lý

Luật Hiến pháp Việt Nam 2013 mới nhất hiện hành

Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính

Bộ luật dân sự 2015

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Quy định về bảo vệ danh dự nhân phẩm người khác

Điều 20 Luật Hiến pháp năm 2013 quy định:

– Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể; được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức; nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

– Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân; quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

– Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học; khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người; phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.

Hiến pháp quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm. Quyền này tiếp tục được ghi nhận tại Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”. Điều 32 Bộ luật này cũng quy định về quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng; sức khoẻ, thân thể : “Cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể.”

Bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác bị xử phạt ra sao?

Xử phạt hành chính đối với hành vi bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác

Người thực hiện hành vi bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác; có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định 167/2013/NĐ-CP; về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Cụ thể, Điều 5 Nghị định 167/2013 quy định:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

Theo quy định trên, người có cử chỉ, lời nói xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng. Do đó, hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác; có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 300.000 đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác

Nếu hành vi bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017.

“Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Bồi thường thiệt hại với hành vi bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác

Khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định; người nào có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác mà gây thiệt hại; thì phải bồi thường: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác bị xử phạt ra sao?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Xúc phạm người thân có bị xử phạt không?

Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 ban hành ngày 21/11/2007 thì các hành vi bạo lực gia đình gồm: Bạo hành thể xác (hành hạ, ngược đãi, đánh đập, cố ý xâm hại đến sức khỏe, tính mạng người khác); bạo hành tình dục (cưỡng ép quan hệ tình dục); bạo hành tinh thần (lăng mạ, cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi….)
Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình

Xúc phạm danh dự người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội vu khống như sau:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.”

Xúc phạm cán bộ chốt kiểm dịch bị xử phạt ra sao?

Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ như sau:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Trả lời