Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

29/01/2022
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
817
Views

Gia đình là tế bào của xã hội, mỗi gia đình hạnh phúc là góp phần xây dựng xã hội tràn ngập yêu thương, nơi những giá trị tốt đẹp được đề cao, coi trọng. Con người đều mong muốn được sống trong một gia đình hạnh phúc, một xã hội hạnh phúc; tuy nhiên với tính cách, hoàn cảnh sống khác nhau, mỗi người lại có những tư tưởng, nhận thức và cách hành xử khác nhau khi sống trong gia đình riêng của họ cũng như khi hòa nhập vào các mối quan hệ chung ngoài xã hội. Để xây dựng được những gia đình hạnh phúc, trở thành cái nôi nuôi dưỡng thế hệ trẻ tương lai của đất nước, sự định hướng của nhà nước thông qua các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình là vô cùng cần thiết. Trong bài viết này, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu các quy định pháp luật về Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Gia đình là gì?

Trên thế giới, có nhiều cách tiếp cận khác nhau để đưa ra khái niệm về gia đình. Phù hợp với quan niệm của người Việt, theo cách tiếp cận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác – Lênin, gia đình là một phạm trù gắn liền với quá trình tiến hóa của con người dựa trên quan hệ tính giao và quan hệ huyết thống. Gia đình của xã hội Việt Nam hiện nay là sự kế thừa, phát triển các giá trị của gia đình truyền thống, kết hợp với những giá trị tự do và bình đẳng của thời đại dân chủ. Khoản 2 điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2013 đã đưa ra giải thích: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này”

Như vậy, gia đình được hiểu là tập hợp bao gồm những người có sự liên kết, gắn bó với nhau bởi những quan hệ nhất định, đó là:

  • Quan hệ hôn nhân
  • Quan hệ huyết thống
  • Quan hệ nuôi dưỡng

Từ đây, giữa họ có những quyền và nghĩa vụ với nhau, những quyền này được quy định cụ thể bời pháp luật. Tuy nhiên cần lưu ý trên thực tế, những quyền và nghĩa vụ giữa những người trong gia đình có thể linh hoạt, rộng hơn rất nhiều phụ thuộc vào đạo đức, quan điểm, môi trường, phong tục tập quán nơi họ sống. Nhưng quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình được pháp luật quy định là vô cùng quan trọng mang tính định hướng xã hội trong từng thời kỳ. Hiện này các quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014 theo các nhóm quan hệ sau đây.

Quan hệ giữa vợ và chồng

– Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng: Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân theo quy định pháp luật

– Tình nghĩa vợ chồng:

+Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

+Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.

– Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.

– Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Quan hệ giữa cha mẹ và con

Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

  • Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
  • Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  • Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
  • Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Quyền và nghĩa vụ của con

  • Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
  • Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
  • Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc. Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
  • Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
  • Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

Quan hệ giữa các thành viên khác của gia đình

Quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên khác của gia đình

  • Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản của các thành viên gia đình quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được pháp luật bảo vệ.
  • Trong trường hợp sống chung thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động tạo thu nhập; đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình.
  • Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để các thế hệ trong gia đình quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong xã hội cùng tham gia vào việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu

  • Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.
  • Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Quyền, nghĩa vụ của anh, chị, em

Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

Quyền, nghĩa vụ của cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột

Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp người cần được nuôi dưỡng không còn cha, mẹ, con và không có người nuôi dưỡng hoặc còn nhưng những người này không có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Mời bạn tham khảo

Thông tin liên hệ

Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư 247 là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102  để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Bình đẳng giữa quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng được hiểu như thế nào?

Điều này được hiểu là vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật.

Vợ chồng không sống chung với nhau có được không?

Có thể! Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.

Đánh giá bài viết

Comments are closed.