Thi biên chế giáo viên cần những gì?

06/12/2023
Thi biên chế giáo viên cần những gì?
678
Views

Giáo viên là những người được tuyển dụng để thực hiện công tác giảng dạy tại các trường học. Hiện nay, tại Việt Nam, trường học bao gồm những cấp như tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Khi hoàn thành các cấp này, học sinh sẽ thi tốt nghiệp và điểm thi tốt nghiệp sẽ dùng để xét tuyển cao đẳng hoặc đại học. Giáo viên muốn được giảng dạy tại các cơ sở dạy học thì phải có bằng cấp và đã vào biên chế. Vậy thi biên chế giáo viên cần những gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Viên chức năm 2010

Biên chế giáo viên là gì?

Để được vào biên chế, cá nhân phải đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn trước khi thi. Hiện nay, pháp luật hiện hành chỉ có những quy định biên chế đối với cán bộ, công chức. Dưới đây là quy định pháp luật cụ thể về biên chế giáo viên khi suy luận từ các quy định hiện hành.

Vấn đề biên chế được đặt ra với cán bộ, công chức và viên chức. Do đó, biên chế giáo viên sẽ được hiểu là biên chế của viên chức. Để hiểu rõ về biên chế giáo viên, trước hết cần xem xét viên chức là gì? Có chế độ biên chế với viên chức không?

Theo đó, viên chức là các đối tượng được định nghĩa tại Điều 2 Luật Viên chức năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2019:

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Như vậy, không giống cán bộ, công chức có chế độ biên chế mà viên chức nói chung và giáo viên nói riêng không có chế độ biên chế. Việc gọi biên chế giáo viên chỉ là cách để mọi người gọi giáo viên là viên chức ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn với đơn vị sự nghiệp công lập.

Ngoài ra, trước đây chỉ có khoản 2 Điều 2 Nghị định 71/2003/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) có đề cập đến biên chế sự nghiệp:

Biên chế sự nghiệp là số người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước về giáo dục và đào tạo, khoa học, y tế, văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao và các đơn vị sự nghiệp khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước hoặc để thực hiện một số dịch vụ công của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, hiện nay, văn bản này đã hết hiệu lực và văn bản thay thế không còn đề cập đến vấn đề này nữa.

Do đó, căn cứ các quy định trên, có thể hiểu biên chế của giáo viên là chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được ký kết giữa giáo viên là viên chức và đơn vị sự nghiệp công lập.

Đặc biệt, theo quy định hiện nay, không phải giáo viên là viên chức nào cũng được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn. Đồng nghĩa, không phải giáo viên nào cũng được hưởng “biên chế suốt đời”.

Thi biên chế giáo viên cần những gì?

Bất cứ kỳ thi nào cũng đòi hỏi thí sinh dự thi phải nộp hồ sơ dự thi theo quy định pháp luật. Nộp đầy đủ hồ sơ dự thi và đúng hạn quy định là điều kiện cần. Dưới đây là quy định pháp luật về những loại giấy tờ cần có để thi viên chức.

Các loại giấy tờ cần có trong hồ sơ thi tuyển viên chức bao gồm:

  • Đơn đăng ký dự tuyển viên chức (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 15/2012/TT-BNV).
  • Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  • Văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển (Bản sao chứng thực); Nếu do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp thì phải được công chứng dịch thuật sang tiếng Việt.
  • Giấy chứng nhận sức khỏe còn giá trị sử dụng do cơ quan y tế có đủ điều kiện khám sức khỏe chứng nhận.
  • Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có).
Thi biên chế giáo viên cần những gì?
Thi biên chế giáo viên cần những gì?

Giáo viên hưởng chế độ biên chế suốt đời thế nào?

Giáo viên được hưởng biên chế suốt đời khi nào là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Theo quy định pháp luật, giáo viên là những người thực hiện công tác giảng dạy tại các trường học. Trước khi trở thành giáo viên thì bạn phải thi viên chức.

Hiện, giáo viên vẫn đang được ký một trong hai loại hợp đồng làm việc là không xác định thời hạn và xác định thời hạn. Trong đó, để được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn (hưởng biên chế), giáo viên phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Giáo viên đã được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020 nhưng chưa ký hợp đồng không xác định thời hạn thì thực hiện tiếp hợp đồng xác định thời hạn đã ký kết. Sau khi kết thúc loại hợp đồng này, nếu đáp ứng các điều kiện các yêu cầu của vị trí việc làm đã tuyển dụng thì được ký hợp đồng làm việc không xác định làm việc.
  • Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức khi đáp ứng các điều kiện được tuyển dụng của viên chức; đang là công chức cấp xã có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đại học trở lên phù hợp vị trí cần tuyển và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc…
  • Người được tuyển dụng làm viên chức tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Như vậy, sẽ có 03 đối tượng này được hưởng chế độ “biên chế suốt đời” và các chính sách của chế độ biên chế giáo viên là gì:

  • Trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc: Bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục và được báo trước ít nhất 45 ngày.
  • Được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc và phải thông báo bằng văn bản trước ít nhất 45 ngày. Nếu ốm đau/bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì báo trước ít nhất 03 ngày.

Đặc biệt, so với loại hợp đồng xác định thời hạn, khi giáo viên được hưởng biên chế thì sẽ không phải lo lắng khi đến hạn hợp đồng làm việc. Do đó, khi được biên chế, giáo viên sẽ đảm bảo được sự ổn định trong công việc cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu nếu không thuộc diện bị tinh giản biên chế hoặc tự nguyện nghỉ việc.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ Luật sư 247 với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Thi biên chế giáo viên cần những gì? Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo là gì?

Nhiệm vụ của nhà giáo bao gồm:
– Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
– Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
– Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
– Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
Quyền của nhà giáo bao gồm:
– Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.
– Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
– Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
– Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
– Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.

Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 thì trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
– Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
– Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
– Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
– Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên như thế nào?

Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên như sau:
(1) Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non
– Lộ trình thực hiện từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày 31/12/2030.
– Lộ trình được thực hiện thành hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày 31/12/2025, bảo đảm đạt ít nhất 60% số giáo viên mầm non đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm;
+ Giai đoạn 2: Từ ngày 01/01/2026 đến hết ngày 31/12/2030, thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên mầm non hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm.
(2) Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học
– Lộ trình thực hiện từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày 31/12/2030.
– Lộ trình được thực hiện thành hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày 31/12/2025, bảo đảm đạt ít nhất 50% số giáo viên tiểu học đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân;
+ Giai đoạn 2: Từ ngày 01/01/2026 đến hết ngày 31/12/2030, thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên tiểu học hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.
(3) Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên trung học cơ sở
– Lộ trình thực hiện từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày 31/12/2030.
– Lộ trình được thực hiện thành hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày 31/12/2025, bảo đảm đạt ít nhất 60% số giáo viên trung học cơ sở đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân;
+ Giai đoạn 2: Từ ngày 01/01/2026 đến hết ngày 31/12/2030, thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên trung học cơ sở hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.