Theo quy định đối tượng nào không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý

04/09/2021
Theo quy định đối tượng nào không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý
963
Views

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực; địa phương; vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Việc đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm sẽ mang lại giá trị thương mại cao cho sản phẩm đó. Trước khi nộp đơn đến Cục sở hữu Trí tuệ cá nhân , tổ chức cần nắm rõ điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý? Những đối tượng nào không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019

Nội dung tư vấn

Chỉ dẫn địa lý mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

 Chỉ dẫn địa lý là một thành tố góp phần vào sự phát triển và sự thành đạt của doanh nghiệp. Đối tượng sở hữu công nghiệp này được coi là yếu tố đầu tiên; và quan trọng trong chiến lược xâm nhập và mở rộng thị trường. Trong nhiều trường hợp  quyết định sự thành, bại của doanh nghiệp trên thị trường mới.

Điều kiện đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý?

Chỉ dẫn địa lý phải đảm bảo diều kiện sau thì được bảo hộ:

Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng.

Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng; hoặc đặc tính chủ yếu do diều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ; hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định (Điều 79 Luật SHTT).

Một số sản phẩm đã được mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ như; bưởi Đoan Hùng, nước mắm Phú Quốc,  thanh long Bình Thuận.

Xem thêm: Bán hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng bị pháp luật xử lý như thế nào?

Đối tượng nào không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý?

Theo điều 80 Luật sở hữu trí tuệ; các đối tượng sau không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý:

Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam.

Chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài mà tại đó, chỉ dẫn địa lý này không được bảo hộ, đã bị chấm dứt, hoặc không còn được sử dụng.

Chỉ dẫn địa lý tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ trong trường hợp nếu sử dụng chỉ dẫn địa lý sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm.

Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó

Ai là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý?

 Những cơ quan sau đây có quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý:

Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý được công nhận thuộc phạm vi một tỉnh.

Uỷ ban Nhan dân một tỉnh, được Uỷ ban nhân dân tỉnh khác uỷ quyền khi khu vực địa lý được công nhận thuộc nhiều địa phương.

Cơ quan, tổ chức được Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền quản lý chỉ dẫn địa lý với điều kiện cơ quan, tổ chức này đại diện cho quyền lợi của tất cả tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý có vai trò như thế nào trong hoạt động của doanh nghiệp?

Chỉ dẫn địa lý có vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể:

Liên quan đến pháp luật: Là đối tượng điều chỉnh của pháp luật về sở hũu công nghiệp. Doanh nghiệp có thể có quyền trong phạm vi, thời hạn nhất định, đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ nhất định. Trong trường hợp không tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp, doanh nghiệp có thể gập rắc rối hoặc bị thiệt hại do các hành vi của mình có liên quan đến các đối tượng này.

Liên quan đến kinh tế:

– Khả năng cạnh tranh.

– Tăng giá trị của hàng hoá trong khi giá trị vật chất không thay đổi.

– Không có biện pháp và hành động phù hợp thì giá trị xói mòn và bị triệt tiêu, thiệt hại về kinh tế.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đối tượng nào không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được tư vấn và hỗ trợ

Câu hỏi thường gặp

Nhãn hàng hoá là gì?

Nhãn hàng hoá là bản viết, bảng in, hình ảnh, dấu hiệu in chìm, in nổi trực tiếp; hoặc được dán, đính, cài chắc chắn trên hàng hoá hoặc bao bì để thể hiện các thông tin cần thiết; chủ yếu về hàng hoá (thông tin này theo quy định gồm một số nội dung như; tên hàng hoá, địa chỉ sản xuất, thành phần, công dụng, cách sử dụng, thời hạn sử dụng….).
Nhãn hàng hoá không phải là đối tượng sở hữu công nghiệp, không được bảo hộ, không phải đăng ký mà chỉ công bố

 Chủ doanh nghiệp có những quyền sở hữu công nghiệp nào đối với tên thương mại  của mình?

Quyền sử dụng tên thương mại vào mục đích kinh doanh; bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh, thể hiện trên giấy tờ giao dịch; biển hiệu, sản phẩm hàng hoá bao bì và quảng  cáo.
Quyền chuyển giao theo hợp đồng; thừa kế cho người khác với điều kiện việc chuyển giao phải được tiến hành cùng toàn bộ cơ sở và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được bảo hộ khi chủ sở hữu còn duy trì hoạt động với tên thương mại này. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Trả lời