Thay đổi người tiến hành tố tụng trong tố tụng hành chính?

27/11/2021
Thay đổi người tiến hành tố tụng trong tố tụng hành chính?
1264
Views

Chào luật sư! Cách đây vài ngày nhà hàng của tôi có bị xử phạt hành chính (tôi không tiện nói lỗi vì sự ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của nhà hàng). Tôi thấy nó không đúng và ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của tôi cũng như nhà hàng nên đã khởi kiện quyết định đó. Tòa án đã thụ lý vụ án. Nhưng sau đó tôi phát hiện thẩm phán được phân công giải quyết vụ án và người ra quyết định xử phạt tôi chơi rất thân. Thậm chí trước ngày diễn ra phiên tòa còn ngồi uống bia với nhau. Vì vậy; tôi nhờ luật sư tư vấn các trường hợp thay đổi người tiến hành tố tụng trong tố tụng hành chính? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư 247 xin tư vấn về Thay đổi người tiến hành tố tụng trong tố tụng hành chính?

Căn cứ pháp lý

Luật tố tụng hành chính năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2019)

Nội dung tư vấn

Người tiến hành tố tụng bao gồm những ai

Để giải quyết 1 vụ án hành chính; chắc chắn cần đến sự có mặt của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Trong đó; người tiến hành tố tụng được quy định tại Khoản 2 Điều 36 Luật tố tụng hành chính. Theo đó:

Những người tiến hành tố tụng hành chính gồm có:

  • Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;
  • Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

Mỗi người sẽ có những nhiệm vụ; quyền hạn riêng trong việc giải quyết vụ án hành chính; theo quy định tại các Điều từ Điều 38 – Điều 44 Luật tố tụng hành chính. Ví dụ thẩm phán được phân công có nhiệm vụ; quyền hạn như: xử lý đơn khởi kiện; ra 1 trong các quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ; quyết định tiếp tục đưa vụ án ra giải quyết;…. Thư ký tòa án có nhiệm vụ; quyền hạn sau: Phổ biến nội quy phiên tòa; Ghi biên bản phiên tòa, biên bản phiên họp, biên bản lấy lời khai của người tham gia tố tụng;….

Trường hợp thay đổi người tiến hành tố tụng

Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

1. Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;

2. Đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;

3. Đã tham gia vào việc ra quyết định hành chính hoặc có liên quan đến hành vi hành chính bị khởi kiện;

4. Đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện;

5. Đã tham gia vào việc ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức hoặc đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức bị khởi kiện;

6. Đã tham gia vào việc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khởi kiện; Đã tham gia vào việc lập báo cáo kiểm toán, ra quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước bị khởi kiện;

7. Đã tham gia vào việc lập danh sách cử tri bị khởi kiện;

8. Có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Pháp luật quy định như vậy là để đảm bảo sự khách quan; minh bạch; vô tư trong giải quyết vụ án hành chính; đảm bảo quyền và lợi ích của các bên.

1 số trường hợp cụ thể thay đổi người tiến hành tố tụng

Thay đổi người tiến hành tố tụng là thẩm phán, hội thẩm nhân dân

Thẩm phán; Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 46 Luật tố tụng hành chính. Cụ thể như sau

  • Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;
  • Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trường hợp này; chỉ có một người được tiến hành tố tụng;
  • Họ đã tham gia giải quyết vụ án hành chính đó theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm; giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và đã ra bản án sơ thẩm; bản án, quyết định phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án; quyết định công nhận kết quả đối thoại thành; trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao được tham gia xét xử vụ án đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
  • Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm tra viên; Thư ký Tòa án; Kiểm sát viên; Kiểm tra viên.

Thay đổi người tiến hành tố tụng là thư ký, thẩm tra viên

Thư ký Tòa án; Thẩm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 47 Luật tố tụng hành chính. Cụ thể như sau:

  • Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;
  • Đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán; Hội thẩm nhân dân; Thẩm tra viên; Thư ký Tòa án; Kiểm sát viên; Kiểm tra viên;
  • Là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ án đó.

Thay đổi người tiến hành tố tụng là kiểm sát viên, điều tra viên

Kiểm sát viên; Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 50 Luật tố tụng hành chính.

  • Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;
  • Đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán; Hội thẩm nhân dân; Thẩm tra viên; Thư ký Tòa án; Kiểm sát viên; Kiểm tra viên trong vụ án đó.

Thủ tục từ chối, đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng

Thủ tục từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; được quy định tại Điều 48 Luật tố tụng hành chính:

Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán; Hội thẩm nhân dân; Thẩm tra viên; Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản; trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc của việc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.

Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi những người quy định tại khoản 1 Điều này tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.

Thủ tục từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; được quy định tại Điều 51 Luật tố tụng hành chính:

Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Kiểm sát viên trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản; trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối hoặc đề nghị thay đổi Kiểm sát viên.

Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Kiểm tra viên phải được lập thành văn bản; trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối hoặc đề nghị thay đổi Kiểm tra viên.

Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Kiểm sát viên tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.

Có thể bạn quan tâm

Như vậy; chỉ cần có 1 trong các căn cứ quy định tại Điều 45 Luật tố tụng hành chính; làm cho việc giải quyết vụ án không còn vô tư; khách quan; minh bạch thì người tiến hành tố tụng phải từ chối giải quyết; nếu không, bạn hoàn toàn có thể đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng trong trường hợp đó.

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

QĐ hành chính quy phạm có nên quy định là đối tượng khởi kiện VAHC?

QĐ hành chính quy phạm không nên quy định là đối tượng khởi kiện; vì: Quyết định quy phạm chứa đựng những quy tắc xử sự chung; để quản lý xã hội trên từng lĩnh vực; mà không tác động trực tiếp đến lợi ích một cá nhân hay tổ chức nào cả. Các cơ quan quản lý nhà nước ban hành quyết định quy phạm; nhằm giải quyết những vấn đề chung theo yêu cầu quản lý Nhà nước và vì lợi ích chung của cộng đồng. Nếu cho phép khiếu kiện cả văn bản này; sẽ dẫn đến nguy cơ làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý.

Khiếu nại là gì?

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước; của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước; hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ là gì?

Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan; tổ chức là những quyết định, hành vi chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác; quản lý, tổ chức cán bộ, kinh phí, tài sản được giao; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; chính sách, pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức; người lao động và các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Để lại một bình luận