Có giải quyết cùng lúc quyết định hành chính, hành vi hành chính không?

27/09/2021
Có giải quyết cùng lúc quyết định hành chính, hành vi hành chính không
407
Views

Xin chào Luật sư, tôi là Minh đang cư trú tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Ngày 21/5/2021 UBND huyện Trấn Yên ra quyết định thu hồi 50 mét vuông đất thổ cư để thực hiện dự án phát triển đô thị. Tôi gửi đơn khiếu nại đến UBND huyện Trấn Yên. Nhưng hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà không giải quyết. Tôi muốn khởi kiện quyết định thu hồi đất và hành vi không giải quyết khiếu nại của tôi. Tôi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp này Tòa án có thụ lý xem xét, giải quyết đồng thời hai yêu cầu này của tôi hay không? Xin cảm ơn Luật sư

Cảm ơn bạn đã liên hệ chúng tôi, Luật sư 247 xin tư vấn thông qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Luật tố tụng hành chính 2015

Nội dung tư vấn

Quyết định hành chính là gì?

Văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

Hành vi hành chính là gì?

Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước; hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước; hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

Khiếu nại là gì?

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước; của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước; hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.

2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính; của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu; nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương

Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu; đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.

Giám đốc sở và cấp tương đương

  1. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;
  2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

  1. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
  2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại; hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
  3. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.

Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ

Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ; có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.

Bộ trưởng

  1. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
  2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính; hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ; đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại; hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
  3. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính; hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
  4. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.

Tổng thanh tra Chính phủ

  1. Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
  2. Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ; hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết; để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.

Chánh thanh tra các cấp

  1. Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp; tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại; thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp khi được giao.
  2. Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp; của thủ trưởng trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức; thì kiến nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc kiến nghị người có thẩm quyền; áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.

Thủ tướng Chính phủ

  1. Lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các cấp.
  2. Xử lý các kiến nghị của Tổng thanh tra Chính phủ.
  3. Chỉ đạo, xử lý tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại; giữa các bộ,cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính

Tòa án nhân dân cấp huyện

  1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống; trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó; trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
  2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống; trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.
  3. Khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.

Tòa án nhân dân cấp tỉnh

  1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước; Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó; mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam; thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.

Người khởi kiện yêu cầu khởi kiện quyết định hành chính và hành vi hành chính

Nếu người khởi kiện vừa khởi kiện quyết định hành chính; vừa khởi kiện hành vi không giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính đó, thì Tòa án cần giải thích cho người khởi kiện lựa chọn một trong hai yêu cầu nêu trên.

Trường hợp người khởi kiện lựa chọn khởi kiện quyết định hành chính hoặc lựa chọn khởi kiện hành vi không giải quyết khiếu nại thì Tòa án xem xét, thụ lý vụ án hành chính theo yêu cầu khởi kiện của đương sự.

Trường hợp người khởi kiện vẫn đề nghị Tòa án giải quyết đồng thời cả hai yêu cầu thì Tòa án chỉ thụ lý, xem xét giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện quyết định hành chính.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, mong giúp ích cho bạn. Nếu cần hỗ trợ pháp lý hành chính, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính trong trường hợp người khởi kiện đã khiếu nại?

a) 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
b) 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là bao lâu?

hời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai là bao lâu?

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Trả lời