Thẩm quyền xử lý kỷ luật giáo viên thuộc về ai?

10/01/2024
Thẩm quyền xử lý kỷ luật giáo viên khi vi phạm
82
Views

Để có thể xử lý kỷ luật đối với giáo viên khi phát hiện một sai phạm nào đó trong công tác giảng dạy, người phát hiện hành vi cần phải báo cáo cho người có thẩm quyền xử lý kỷ luật giáo viên khi vi phạm để có thể thành lập hội đồng xử lý kỷ luật. Tuy nhiên phần lớn hiện nay người tố giác thường báo cáo sai người có thẩm quyền dẫn đến câu chuyện sai phạm của giáo viên không được giải quyết.

Để giúp cho nhiều quý đọc giả được biết và nắm thêm các thông tin về người có thẩm quyền xử lý kỷ luật trong quân đội tại Việt Nam, Luật sư 247 mời quý đọc giả tham khảo bài viết sau.

Giáo viên là công chức hay viên chức?

Giáo viên là công chức hay viên chức là một câu hỏi muôn thuở mà bất cứ người dân Việt Nam nào cũng đặt ra dành cho đối tượng đặt biệt này. Theo quy định mới nhất hiện nay giáo viên kể cả hiệu trưởng sẽ được xác định chung là viên chức. Tuy nhiên viêc gọi là giáo viên là viên chức chỉ được áp dụng đối với hệ thống giáo dục công lập còn nếu giáo viên làm ở các hệ thống trường dân lập thì sẽ được xác định là người lao động và giáo viên là một loại nghề nghiệp.

Theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010 quy định như sau:

“Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Trình tự xử lý kỷ luật giáo viên khi bị phát hiện hành vi vi phạm

Để có thể xử lý kỷ luật giáo viên khi bị phát hiện hành vi vi phạm đúng quy định và hạn chế những khiếu nạn, tố cáo, đòi hỏi người có thẩm quyền phải tuân thủ tuyệt đối các trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật giáo viên đang có hiệu lực tại Việt Nam. Quá trình xử lý kỷ luật giáo viên bắt buộc phải tiến hành theo trình tự từ họp kiểm điểm, thành lập hội đồng xử lý kỷ luật, xử lý kỷ luật và ra quyết định xử lý kỷ luật.

Theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức như sau:

“1. Việc xử lý kỷ luật đối với viên chức được thực hiện theo các bước sau đây:

a) Tổ chức họp kiểm điểm;

b) Thành lập Hội đồng kỷ luật;

c) Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

2. Không thực hiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này đối với trường hợp:

a) Xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Nghị định này;

b) Xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này hoặc đã tổ chức kiểm điểm theo quy định của pháp luật và cá nhân đã nhận trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.

3. Không thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này đối với trường hợp:

a) Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất cụ thể hình thức kỷ luật theo quy định;

b) Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;

c) Đã có quyết định xử lý kỷ luật về đảng, trừ trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này.

Các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm (nếu có) mà không phải điều tra, xác minh lại.”

Thẩm quyền xử lý kỷ luật giáo viên khi vi phạm
Thẩm quyền xử lý kỷ luật giáo viên khi vi phạm

Thẩm quyền xử lý kỷ luật giáo viên khi vi phạm

Để biết được ai là người có thẩm quyền xử lý kỷ luật giáo viên khi vi phạm thì người tố cáo hoặc tố giác cần xác định được viên chức quản lý của giáo viên đó là ai. Thông thường sẽ là Hiệu trưởng trường hoặc Phó hiệu trưởng được cấp thẩm quyền hiệu trưởng thay cho chức danh Hiệu trưởng vắng mặt hay còn gọi với cái tên là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo quy định tại khoản 15 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức như sau:

“1. Đối với viên chức quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

Đối với viên chức giữ chức vụ, chức danh do bầu thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định công nhận kết quả bầu cử tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 35 Nghị định này. Trường hợp xử lý bằng hình thức buộc thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cấp có thẩm quyền tuyển dụng trước khi ra quyết định, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền tuyển dụng hoặc được phân cấp thẩm quyền tuyển dụng.

3. Đối với viên chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi viên chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, thống nhất hình thức kỷ luật với cơ quan cử biệt phái trước khi quyết định hình thức kỷ luật. Trường hợp kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc thì căn cứ vào đề xuất của Hội đồng xử lý kỷ luật, cơ quan cử biệt phái ra quyết định buộc thôi việc.

Hồ sơ, quyết định kỷ luật viên chức biệt phái phải được gửi về cơ quan quản lý viên chức biệt phái.

4. Đối với viên chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thì thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức.”

Thời hiệu xử lý kỷ luật giáo viên tại Việt Nam

Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với giáo viên là khoản thời gian pháp luật cho phép nếu phát hiện hành vi vi phạm thì sẽ được quyền áp dụng các biện pháp xử lý kỷ luật. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của hành vi vi phạm mà thời hiệu xử lý kỷ luật giáo viên tại Việt Nam có thể dao động từ 05 năm cho đến 10 năm, đặc biệt trong một số trường hợp nghiêm trọng sẽ không có sự xác định thời hiệu xử lý kỷ luật.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật như sau:

“1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức, viên chức, người đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. Trường hợp có hành vi vi phạm mới trong thời hạn để tính thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.

3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:

a) 05 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;

b) 10 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.”

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư 247 với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Thẩm quyền xử lý kỷ luật giáo viên khi vi phạm“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu sử dụng dịch vụ soạn thảo mẫu trích lục quyết định ly hôn, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Xác định thời hạn xử lý kỷ luật đối với giáo viên?

Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức hoặc từ khi cấp có thẩm quyền kết luận cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.

Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.

Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải bảo đảm xử lý kỷ luật trong thời hạn theo quy định. Nếu hết thời hạn xử lý kỷ luật mà chưa ban hành quyết định xử lý kỷ luật thì chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành và phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật nếu hành vi vi phạm còn trong thời hiệu.

Hội đồng kỷ luật đối với giáo viên thành lập như thế nào?

Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo và biên bản cuộc họp kiểm điểm, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Ra quyết định xử lý kỷ luật giáo viên như thế nào?

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản họp Hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật) gửi cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc biên bản cuộc họp kiểm điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc văn bản đề xuất của cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận công chức không vi phạm.
– Trường hợp vi phạm của công chức có tình tiết phức tạp thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.