Tham nhũng là gì? Những hành vi nào bị coi là tham nhũng

15/12/2021
Nội dung 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức lối sống
869
Views

Tham nhũng là một tệ nạn gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và sự phát triển của xã hội. Trong những năm gần đây, các vụ đại án về tham nhũng đã được đưa ra xét xử, và dành được sự quan tâm lớn của người dân. Từ đây, mọi người có những thắc mắc về quy định tham nhũng là gì? Những hành vi nào bị coi là tham nhũng… Để giải đáp vấn đề này, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Luật Phòng, chống tham nhũng 2018

Tham nhũng là gì?

Định nghĩa về tham nhũng được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 như sau:

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

Các loại tội phạm tham nhũng

Căn cứ tại chương XXIII BLHS năm 2015 thì có 07 loại tội phạm tham nhũng:

– Tội tham ô tài sản (Điều 353).

– Tội nhận hối lộ (Điều 354).

– Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355).

– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356).

– Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357).

– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi (Điều 358).

– Tội giả mạo trong công tác (Điều 359).

Chủ thể của tội tham nhũng

Chủ thể là những người có chức vụ, quyền hạn người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

Khách thể của tội tham nhũng

Tội phạm tham nhũng xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ, thực thi công vụ. Hoạt động xâm hại ấy làm sai đi bản chất công việc mà cơ quan có thẩm quyền và hoạt động ấy đáng nhẽ không được làm.

Mặt chủ quan của tội tham nhũng

Chủ thể thực hiện tội phạm tham nhũng với lỗi cố ý. Trong trường hợp chủ thể thực hiện hành vi không cố ý thì hành vi đó không là hành vi tham nhũng.

Mặt khách quan của tội tham nhũng

Những hành vi bị coi là tham nhũng

Căn cứ Điều 2 luật Phòng, chống tham nhũng quy định các hành vi tham nhũng như sau:

Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

  • Tham ô tài sản.
  • Nhận hối lộ.
  • Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
  • Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
  • Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.
  • Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi.
  • Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
  • Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi.
  • Cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:

  • Tham ô tài sản.
  • Nhận hối lộ.
  • Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

Mục đích của tội tham nhũng

Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi. Vụ lợi ở đây được hiểu là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đã đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng. Như vậy, khi xử lý về hành vi tham nhũng, không bắt buộc chủ thể tham nhũng phải đạt được lợi ích.

Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định việc đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tham nhũng chủ yếu dựa trên căn cứ xác định những lợi ích vật chất mà kẻ tham nhũng đạt được để từ đó quyết định mức độ xử lý. Lợi ích vật chất hiện nay trong cơ chế thị trường thể hiện ở rất nhiều dạng khác nhau; nếu chỉ căn cứ vào những tài sản phát hiện hoặc thu hồi được để đánh giá lợi ích mà kẻ tham nhũng đạt được thì sẽ là không đầy đủ.

Thêm nữa, các lợi ích vật chất và tinh thần đan xen rất khó phân biệt. Chẳng hạn, việc dùng tài sản của Nhà nước để khuyếch trương thanh thế, gây dựng uy tín hay các mối quan hệ để thu lợi bất chính. Trong trường hợp này, mục đích của hành vi vừa là lợi ích vật chất, vừa là lợi ích tinh thần…

Tội phạm tham nhũng bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 92 luật Phòng, chống tham nhũng quy định xử lý hành vi tham nhũng tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tại các Điều 353, 354, 355, 356, 357, 358, 359 quy định chi tiết từng loại tội phạm tham nhũng và các khung hình phạt đối với các tội trên.

Xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây, là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề: “Tham nhũng là gì? Những hành vi nào bị coi là tham nhũng“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân, tổ chức tin tưởng lựa chọn. Để sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi, hãy liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Công chức tham nhũng bị xử lý như thế nào?

Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, công chức tham nhũng sẽ bị xử lý kỷ luật; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đặc biệt, nếu công chức tham nhũng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan; đơn vị thì sẽ bị xem xét tăng hình thức kỷ luật.

Nguyên nhân và hậu quả của việc tham nhũng

Tệ nạn tham nhũng, hối lộ, ăn chơi phung phí gây tác hại rất lớn; làm tổn hại thanh dành của Đảng gây bất bình đối và giảm lòng tin của nhân dân đối với chính phủ, nhà nước; tiếp tay cho những thế lực thù địch để chống phá đất nước ta.
Tham nhũng gây ra những thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước; của tập thể và của công dân…
Đối với khía cạnh xã hội, hậu quả tham nhũng chính là làm thay đổi; đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội; làm tha hóa đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.

Trả lại tiền tham nhũng có được miễn đi tù không?

Theo quy định của pháp luật, người phạm tội tham những sẽ bị thu hồi tài sản tham nhũng.
Bởi vậy, hiện nay dù người phạm tội có trả lại hết tiền tham nhũng; thì cũng không có căn cứ để miễn hình phạt tù cho họ. Theo đó, việc trả lại tiền tham nhũng có thể làm căn cứ để giảm hình phạt…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.