Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả khi nào?

22/12/2021
1019
Views

Xin chào Luật sư, xin luật sư cho biết Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả khi nào? Và theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu quyền tác giả có những quyền gì? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009

Nghị định 105/2006/NĐ-CP

Nghị định 22/2018/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam; chủ thể quyền tác giả là những người có quyền năng đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, bao gồm tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Vậy câu hỏi được đặt ra tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả khi nào? Luật sư 247 xin giải đáp ngay sau đây:

Thế nào là tác giả?

Theo Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP ghi nhận:

“Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần; hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học”.

Như vậy, để được công nhận là tác giả và được pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình; chủ thể phải là người thực hiện hoạt động sáng tạo để tạo ra tác phẩm. Thông qua việc sử dụng các công cụ hỗ trợ như hình vẽ, hình ảnh, âm thanh; màu sắc, ngôn ngữ, chuyển động hình khối,… tác phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân tác giả, thể hiện rõ nét nhất suy nghĩ; ý tưởng và mục đích mà tác giả muốn gửi gắm đến mọi người.

Khái niệm chủ sở hữu quyền tác giả?

Theo Điều 36 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu quyền tác giả là “tổ chức, cá nhân nắm giữ một; một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này”. Chủ sở hữu quyền tác giả có thể đồng thời là tác giả hoặc không đồng thời là tác giả.

Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả khi nào?

Chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả khi:

Chủ thể là cá nhân, tổ chức sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm. Đây là trường hợp chủ thể vừa là tác giả trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm; vừa là chủ thể có sự đóng góp về tài chính, cơ sở vật chất khác trong suốt quá trình trước, trong và sau khi hoàn thành tác phẩm; do đó chủ thể vừa là tác giả, vừa là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm.

Chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả thuộc một trong những trường hợp sau:

– Chủ thể là cá nhân, tổ chức giao kết hợp đồng hoặc giao nhiệm vụ cho tác giả tác phẩm. Trên cơ sở sự đầu tư về tài chính, các điều kiện cơ sở vật chất khác cho hoạt động sáng tạo tác phẩm; các chủ thể này là người “đặt hàng” để tác giả sáng tạo ra tác phẩm. Do vậy, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đã cho phép các chủ thể này nắm giữ các quyền khai thác sử dụng về mặt tài sản đối với tác phẩm sau khi tác phẩm được hoàn thành. Các quyền nhân thân của tác giả vẫn thuộc về tác giả đã sáng tạo ra tác phẩm theo quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ.

– Chủ thể là cá nhân, tổ chức được thừa kế về tài sản theo pháp luật về thừa kế. Căn cứ để phát sinh quyền sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm là các chủ thể này thuộc đối tượng được hưởng thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về đối tượng hưởng thừa kế. Theo đó tổ chức cá nhân được thừa kế quyền tác giả là chủ sở hữu các quyền tài sản được quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ; và quyền nhân thân được quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ.

– Chủ thể là cá nhân, tổ chức được chuyển giao quyền tác giả. Căn cứ để phát sinh quyền sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được xác định theo quy định của pháp luật về chuyển nhượng quyền sở hữu quyền tác giả.

– Chủ thể là Nhà nước. Nhà nước sẽ là chủ thể được hưởng quyền sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm khi đó là tác phẩm khuyết danh; Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản; hoặc không được quyền hưởng di sản; Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.

Đồng tác giả có quyền gì theo quy định của pháp luật?

Các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình; để cùng sáng tạo ra tác phẩm có chung các quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm đó.

Điều 19. Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

1. Đặt tên cho tác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén; hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Điều 20. Quyền tài sản

1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến; mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả; chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện; hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số; hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.”

Không đăng ký bản quyền tác giả tác phẩm có được bảo hộ không?

Đăng ký bản quyền tác giả là hình thức không bắt buộc; theo quy định tại điều 6, Luật sở hữu trí tuệ, Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định; không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ; đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

Do đó, ngay sau khi hoàn thành tác phẩm và mặc dù chưa tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền, quyền tác giả vẫn sẽ phát sinh từ thời điểm đó.

Tuy nhiên, sau khi làm thủ tục đăng ký quyền tác giả thì tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm được cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả. Đây là sự chứng nhận cho sự sáng tạo của tác giả các phần thưởng xứng đáng, động viên tinh thần làm việc cho người sáng tạo; giúp cho người sáng tạo ra tác phẩm đó chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm của mình: như sao chép, lạm dụng tác phẩm khi không được sự đồng ý của họ.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả khi nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
ngoài ra, Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.

Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với những tác phẩm nào?

Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây:
– Tác phẩm khuyết danh;
– Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản;
– Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.