Quy định về quyền chủ sở hữu quyền tác giả

13/08/2021
Quyền của chủ sở hữu quyền tác giả mới nhất hiện nay
670
Views

Chủ sở hữu quyền tác giả – Để có thể tạo ra các sản phẩn văn học, nghệ thuật, các công trình khoa học; đối với mỗi tác giả đó là quá trình hoạt động sáng tạo không ngừng nghỉ của mỗi cá nhân. Họ là những con người cụ thể khi họ đã lao động sáng tạo bằng chính năng lực của mình để trực tiếp tạo ra tác phẩm thì được xem là tác giả của tác phẩm đó.

Việc xác định và phân biệt quyền của tác giả với quyền của các chủ thể khác đối với cùng một tác phẩm cần phải có sự xác định tác giả của tác phẩm đó. Phân biệt giữa quyền các quyền này thì việc xác định các loại tác giả có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phạm vi quyền của tác giả trong từng trường hợp cụ thể.

Vậy chủ sở hữu quyền tác giả được hiểu như thế nào? Các quyền của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật hiện hành? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11

Khái niệm chung

Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản (Điều 36 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11).

Đối chiếu với Điều 20 Luật này, tùy từng trường hợp chủ sở hữu quyền này sẽ có một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản sau:

– Làm tác phẩm phái sinh;

– Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

– Sao chép tác phẩm;

– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

– Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

– Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. Ngoài ra, chủ thể này còn có thể được phép công bố; hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.

Theo đó, chủ thể này độc quyền thực hiện; hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định.

Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản; và quyền công bố tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao; các lợi ích vật chất khác cho chủ sở hữu quyền này.

Các loại chủ sở hữu quyền tác giả

Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm; và nó cũng được quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này. Cụ thể, bao gồm những trường hợp sau:

Tác giả

Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả khi họ sử dụng thời gian; tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm. Lúc này họ có toàn bộ quyền nhân thân và quyền tài sản.

Đồng tác giả

Chủ sở hữu quyền tác giả cũng có thể là các đồng tác giả nếu sử dụng thời gian; tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm. Họ là các đồng tác giả có chung các quyền nhân thân và quyền tài sản.

Nếu tác phẩm có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác thì có các quyền nhân thân; và tài sản đối với phần riêng biệt đó.

Tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ hoặc giao kết hợp đồng với tác giả

Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình; hoặc giao kết hợp đồng với người sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền tài sản; và quyền công bố tác phẩm/ cho phép người khác công bố tác phẩm.

Người thừa kế

Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền này theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền tài sản; và quyền công bố tác phẩm/ cho phép người khác công bố tác phẩm.

Người được chuyển giao quyền

Tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số; hoặc toàn bộ các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm/ cho phép người khác công bố sản phẩm theo thoả thuận trong hợp đồng là chủ sở hữu quyền này.

Tổ chức, cá nhân đang quản lý sản phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả được xác định

Nhà nước

Nhà nước là chủ sở hữu quyền này đối với các tác phẩm sau đây:

– Tác phẩm khuyết danh, trừ trường hợp có tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh;

– Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền này chết không có người thừa kế; người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản;

– Tác phẩm được chủ sở hữu quyền này chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi thường gặp

Chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm những trường hợp nào?

– Là tác giả
– Là các đồng tác giả
– Là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả
– Là người thừa kế
– Là người được chuyển giao quyền
– Là Nhà nướcKhi nào tổ chức, cá nhân cho phép người khác công bố tác phẩm theo thỏa thuận?

Tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm/ cho phép người khác công bố tác phẩm theo thoả thuận trong hợp đồng là chủ sở hữu quyền tác giả.Tác phẩm khuyết danh thuộc chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước khi nào?

– Tác phẩm khuyết danh, trừ trường hợp có tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh;Chủ sở hữu quyền tác giả có những quyền nào?

– Làm tác phẩm phái sinh;
– Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
– Sao chép tác phẩm;
– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
– Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
– Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung Quyền của chủ sở hữu quyền tác giả mới nhất hiện nay. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ 0833102102.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Trả lời