Sáng chế là kết quả của nhiệm vụ khoa học công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước

20/08/2022
369
Views

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023 với nhiều nội dung đáng chú ý. Một trong những điểm nổi bật là những điểm mới của Luật Sở hữu trí tuệ về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Theo đó có rất nhiều vấn đề đáng quan tâm về loại sáng chế này cũng như việc đăng ký và sử dụng với sáng chế? Vậy sáng chế là kết quả của nhiệm vụ khoa học công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? Quyền đăng ký, sử dụng sáng chế ra sao? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Sáng chế là kết quả của nhiệm vụ khoa học công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019
  • Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2022

Thế nào là sáng chế là kết quả của nhiệm vụ khoa học công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước?

Sáng chế là kết quả của nhiệm vụ khoa học công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước
Sáng chế là kết quả của nhiệm vụ khoa học công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước

Căn cứ theo khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì:

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.”

Có thể hiểu một cách đơn giản nhất thì sáng chế là sản phẩm, quy trình công nghệ, do con người tại ra dựa trên việc ứng dụng các quy luật của tự nhiên, tạo ra một sản phẩm quy trình mới.

Theo đó “sáng chế là kết quả của nhiệm vụ khoa học công nghệ (KHCN) sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN)” được hiểu là sáng chế được tạo ra thông qua các đề tài khoa học và công nghệ; dự án sản xuất thử nghiệm; đề án khoa học ; dự án khoa học và công nghệ do nhà nước đầu tư và sử dụng bằng nguồn ngân sách nhà nước.

Với sáng chế thông thường thuộc sở hữu của cá nhân tổ chức và do tự cá nhân, tổ chức đó bỏ kinh phí để sáng tạo ra. Thì với sáng chế sử dụng ngân sách nhà nước sẽ có có hai loại: sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước và một phần ngân sách nhà nước. Do đó nhà nước sẽ có quyền sở hữu tương ứng với phần nguồn ngân sách bỏ ra để tạo ra sáng chế này.

Một số quy định về sáng chế là kết quả của nhiệm vụ khoa học công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước

Khác với các sáng chế thông thường, với loại sáng chế từ nguồn ngân sách nhà nước sẽ có các quy định riêng được áp dụng. Theo Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2022, các điểm khác biệt này như sau:

Quyền đăng ký sáng chế

Để sáng chế được bảo hộ, chủ sở hữu cần thực hiện việc đăng ký sáng chế được được cấp văn bằng bảo hộ sáng chế.

Đối với sáng chế thông thường, quyền đăng ký sáng chế sẽ do cá nhân, tổ chức sở hữu sáng chế đó thực hiện.

Tuy nhiên đối với sáng chế là kết quả của nhiệm vụ KHCN sử dụng NSNN, việc thực hiện lại không phải nhà nước. Theo quy định tại Điều 86a bổ sung của Luật Sở hữu trí tuệ:

1. Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước, quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được giao cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần ngân sách nhà nước, phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước được giao cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia được thực hiện như sau:

a) Trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước, quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thuộc về Nhà nước;

b) Trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần ngân sách nhà nước, phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước thuộc về Nhà nước;

c) Đại diện chủ sở hữu nhà nước thực hiện quyền đăng ký quy định tại điểm a và điểm b khoản này. 

Theo đó có thể thấy quyền đăng ký với loại sáng chế này sẽ được giao cho tổ chức chủ trì thực hiện, chỉ riêng với sáng chế thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia, việc này chỉ thuộc về Nhà nước. Có thể thấy sự khác biệt của loại sáng chế này so với sáng chế thông thường của tổ chức, cá nhân.

Trường hợp được sử dụng sáng chế mà mà không cần sự đồng ý của người nắm độc quyền

Tương tự với sáng chế thông thường có thể được người khác sử dụng mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu, với sáng chế là kết quả của nhiệm vụ KHCN sử dụng NSNN, người khác cũng có quyền sử dụng mà không cần sự đồng ý của người nắm độc quyền. Cụ thể:

Theo Khoản 3 Điều 133a Luật Sở hữu trí tuệ:

“3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước mà không cần sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Người nắm độc quyền sử dụng không thực hiện trong một thời gian hợp lý các biện pháp hiệu quả để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ mà Nhà nước hỗ trợ trên 30% tổng số vốn;

b) Việc sử dụng nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, bảo đảm dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội.”

Vì với sáng chế có thể không hoàn toàn do ngân sách nhà nước chi trả nên việc để người khác sử dụng sẽ phải trả khoản tiền đền bù cho người nắm độc quyền sử dụng. Theo Khoản 4 Điều 133a Luật trên quy định:

“a) Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng toàn bộ NSNN, tổ chức, cá nhân được phép sử dụng không phải trả tiền đền bù;

b) Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần NSNN, tổ chức, cá nhân được phép sử dụng không phải trả tiền đền bù cho phần quyền sử dụng tương ứng với phần NSNN đầu tư nhưng phải trả tiền đền bù đối với phần quyền sử dụng tương ứng với phần vốn đầu tư còn lại. Khoản tiền đền bù trả cho người nắm độc quyền sử dụng được xác định theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 146 của Luật này.”

Nghĩa vụ của tổ chức chủ trì nhiệm vụ khao học công nghệ

Người chủ trì nhiệm vụ khoa học công nghệ tạo ra sáng chế có các nghĩa vụ được quy định tại Điều 136a Luật sở hữu trí tuệ như sau:

Điều 136a. Nghĩa vụ của tổ chức chủ trì đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước

1. Thông báo cho đại diện chủ sở hữu nhà nước trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước được tạo ra.

2. Nộp đơn đăng ký xác lập quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước tại Việt Nam trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày gửi thông báo cho đại diện chủ sở hữu nhà nước.

3. Trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí theo quy định tại Điều 135 của Luật này.

4. Đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ mà Nhà nước hỗ trợ đến 30% tổng số vốn, phần lợi nhuận sau thuế thu được từ việc sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng quyền, góp vốn bằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ góp vốn của Nhà nước sau khi đã trả thù lao cho tác giả được sử dụng theo quy chế quản lý tài chính của tổ chức chủ trì.

5. Đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ mà Nhà nước hỗ trợ trên 30% tổng số vốn, việc phân chia lợi nhuận sau thuế thu được từ việc sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng quyền, góp vốn bằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước sau khi đã trả thù lao cho tác giả được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Thanh toán cho người môi giới (nếu có) theo hợp đồng môi giới nhưng không quá 10%;

b) Trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước thì tối thiểu 50% phần lợi nhuận còn lại được dùng để đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ; số lợi nhuận còn lại được sử dụng theo quy chế quản lý tài chính của tổ chức chủ trì;

c) Trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn thì phần lợi nhuận còn lại được chia cho các bên tương ứng với tỷ lệ vốn đã đóng góp vào nhiệm vụ khoa học và công nghệ đó. Phần lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ góp vốn của Nhà nước được tổ chức chủ trì sử dụng theo quy định tại điểm b khoản này.

6. Tổ chức chủ trì được cấp văn bằng bảo hộ cho sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được đăng ký theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 86a của Luật này có nghĩa vụ thực hiện các quyền sở hữu công nghiệp theo quy định, thực hiện các biện pháp bảo vệ, nộp báo cáo hằng năm cho cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ về việc thực hiện quyền, biện pháp bảo vệ và việc phân chia lợi nhuận.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Sáng chế là kết quả của nhiệm vụ khoa học công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về cách nộp quyết toán thuế tncn online hoặc muốn tham khảo cách xử lý trong trường hợp nộp chậm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn bảo hộ sáng chế là kết quả của nhiệm vụ KHCN sử dụng NSNN là bao lâu?

Thời gian bảo hộ của văn bằng sáng chế đối với tất cả các loại sáng chế bao gồm cả sáng chế từ nguồn ngân sách nhà nước là 20 năm tính từ ngày nộp đơn và không được gia hạn thêm thời gian bảo hộ bằng độc quyền sáng chế.
Như vậy, khác với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp được gia hạn thời gian bảo hộ, thời gian bảo hộ văn bằng sáng chế chỉ được tối đa 20 năm và không được gia hạn.

Sáng chế bí mật là gì?

Theo Khoản 12a Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định về sáng chế mật như sau:
12a. Sáng chế mật là sáng chế được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định là bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Theo đó việc xác định đâu là sáng chế mật sẽ do nhà nước quyết định dựa trên các quy định về bí mật và bảo vệ bí mật nhà nước. Các sáng chế này sẽ không được công bố cho người khác biết.

Điều kiện để bảo hộ đối với sáng chế ?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, sáng chê được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau:
-Có tính mới;
-Có trình độ sáng tạo;
-Có khả năng áp dụng công nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.