Đốt và thả đèn trời bị xử phạt bao nhiêu tiền?

20/08/2022
Đốt và thả đèn trời bị xử phạt bao nhiêu tiền?
534
Views

Vào ngày rằm hoặc ngày tết, người dân tổ chức đốt và thả đèn để đem đến điềm lành và vận may hanh thông trong công việc và cuộc sống. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Đốt và thả đèn trời bị xử phạt bao nhiêu tiền?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

Ý nghĩa đốt và thả đèn trời?

Đốt và thả đèn trời là một trong những phong tục được coi là đẹp và được lưu truyền từ bao đời nay, không chỉ ở Việt Nam, còn ở những nước phương Đông khác. Những ánh đèn trời bập bùng của những chiếc đèn được thả giữa đêm tối không chỉ đơn thuần là một thú vui mà hàm chứa biết bao ý nghĩa tâm linh trong đó

  • Ý nghĩa 1 : Đèn trời lưu giữ điềm lành, xua đuổi tà khí
  • Ý nghĩa 2 : Đèn trời cầu mong những điều tốt lành cho cuộc sống
  • Ý nghĩa 3 : Đèn trời thể hiện tấm lòng hiếu thảo của những đứa con

Đốt và thả đèn trời có phải là hành vi bị nghiêm cấm?

Căn cứ Điều 1 Quyết định 95/2009/QĐ-TTg về việc cấm sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả “đèn trời” có quy định như sau:

“Điều 1. Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả “đèn trời” trong phạm vi cả nước.”

Theo quy định, đốt và thả đèn trời bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo điểm g khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì việc đốt và thả “đèn trời” sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể:

“Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;

b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

c) Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ;

đ) Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép;

e) Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác;

g) Đốt và thả “đèn trời”;

h) Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ;

i) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;

k) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi phương tiện bay chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;

l) Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, hành vi đốt và thả đèn trời sẽ bị xử phạt lên đến 2.000.000 đồng. Lưu ý, mức phạt tiền nói trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Đốt và thả đèn trời bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Đốt và thả đèn trời bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Có áp dụng hình phạt bổ sung đối với việc đốt và thả đèn trời hay không?

Theo khoản 13 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

“Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

13. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép của cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm h và i khoản 3 và khoản 9 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng phép bay từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 6, 7, 8 và 11 Điều này;

d) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm c, e và g khoản 4 Điều này.

Như vậy, việc đốt và thả đèn trời sẽ bị tịch thu tang vật là đèn trời khi thực hiện hành vi vi phạm này.

Vận chuyển đèn trời để thả vào đêm trung thu bị phạt như thế nào?

Căn cứ Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

– Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

– Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;

– Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.

Căn cứ Khoản 5 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 2; Điểm a, l, m Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Đốt và thả đèn trời bị xử phạt bao nhiêu tiền? . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, phát hành hóa đơn điện tử, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Sản xuất đèn trời bị phạt bao nhiêu tiền?

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
d) Gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 hoặc đường dây nóng của cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm;
đ) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”;

Thả đèn trời trong ngày lễ trung thu có thể bị xử phạt không?

Đối với hành vi thả đèn trời, căn cứ theo Khoản 2 điểm g Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:
“2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;

Trách nhiệm của các cơ quan ban ngành trong việc xử lý hành vi đốt và thả đèn trời như thế nào?

Theo Điều 2 Quyết định 95/2009/QĐ-TTg thì trách nhiệm của các cơ quan ban ngành trong việc xử lý hành vi đốt và thả đèn trời được quy định như sau:
“Điều 2. Trách nhiệm của các bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan hướng dẫn thực hiện Quyết định này; nghiên cứu đề xuất các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả “đèn trời”.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Dân tộc, các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về Quyết định này để nhân dân hiểu và thực hiện nghiêm túc.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan có liên quan tuyên truyền, giáo dục thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên nhận thức những nguy hại của việc đốt, thả “đèn trời”, tích cực tham gia vận động toàn xã hội thực hiện Quyết định này.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm về sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả “đèn trời” theo quy định của pháp luật.”

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.