Sai phạm trong quyết toán hợp đồng bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

09/11/2021
Sai phạm trong quyết toán hợp đồng bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
316
Views

Hành vi sai phạm trong quyết toán hợp đồng là một hành vi vi phạm pháp luật. Các đối tượng thực hiện hành vi này đều sẽ bị xử lý thích đáng và nghiêm minh. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ các chế tài xử lý này được quy định và thực hiện ra sao. Xung quanh chủ đề này, chúng tôi sẽ đề cập tới một vụ việc có liên quan và đang nhận được sự quan tâm của dư luận gần đây.

Tóm tắt vụ việc:

Ông Lương Văn Hoá, cựu tổng giám đốc Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long, bị bắt với cáo buộc có sai phạm trong quyết toán hợp đồng đặt hàng.

Ngày 9/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) thông báo đã khởi tố, tạm giam ông Hoá cùng cựu kế toán trưởng Nguyễn Văn Thanh Hải về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo điều 356 Bộ luật Hình sự.

Kết quả điều tra ban đầu cáo buộc lãnh đạo Cửu Long đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố ý không báo cáo Bộ Y tế, Bộ Tài chính về thực hiện, quyết toán hợp đồng đặt hàng, giữ lại hơn 3,848 triệu USD tiền giảm giá mua nguyên liệu có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, gây thiệt hại tài sản.

Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long có trụ sở tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long; hoạt động hơn 40 năm, sở hữu 4 nhà máy.

Vậy sai phạm trong quyết toán hợp đồng sẽ bị xử phạt bao nhiêu năm tù. Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Trước khi trả lời câu hỏi sai phạm trong quyết toán hợp đồng bị xử phạt bao nhiêu năm tù, ta cùng tìm hiểu các nội dung sau.

Sai phạm trong quyết toán hợp đồng là gì và bị khép vào tội nào?

Sai phạm trong quyết toán hợp đồng là làm trái với nhiệm vụ được giao của người có chức vụ, quyền hạn.

Hành vi làm trái với nhiệm vụ được giao có thể là làm không đúng, không đầy đủ, không kịp thời, trái với quy định của Nhà nước hoặc điều lệ công tác.

Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trước hết hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức đồng thời xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật tuỳ thuộc vào lĩnh vực mà hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn xảy ra. Trong Luật hình sự Việt Nam, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn thuộc một số lĩnh vực cụ thể đã được quy định thành những tội danh cụ thể.

Như vậy, hành vi sai phạm trong quyết toán hợp đồng có thể bị khép vào tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Cấu thành tội phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Các yếu tố cấu thành tội phạm được xác định như sau:

Khách thể của tội phạm tội lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ

Tội phạm xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức xã hội; đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.

Mặt khách quan của tội phạm tội lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ

Hành vi khách quan của tội này là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ. Trong thực tế làm trái công vụ có thể là không làm trong trường hợp phải làm; và có điều kiện để làm hoặc làm nhưng không đầy đủ; hoặc làm ngược lại quy định hoặc yêu cầu của công vụ.

Quy định về công vụ có thể tồn tại trong các quy định của pháp luật, nội quy, chế độ, thể lệ của ngành; hoặc địa phương. Hành vi làm trái của người có chức vụ, quyền hạn phải gây ra những thiệt hại cụ thể cho lợi ích của nhà nước; của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. VD: hành vi sai phạm trong quyết toán hợp đồng…

Như vậy; hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này là dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Đây là loại tội phạm mà hậu quả nguy hiểm của nó rất đa dạng.

Chúng có thể là những thiệt hại mang tính vật chất như tính mạng, sức khỏe, tài sản; nhưng cũng có thể là những thiệt hại phi vật chất như uy tín, danh dự, nhân phẩm con người… Khi có hậu quả xảy ra; hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ bị coi là tội phạm.

Mặt chủ quan của tội phạm tội lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.

Động cơ phạm tội là động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

Động cơ vụ lợi là động cơ mưu cầu lợi ích vật chất cho mình; hoặc cho người khác mà mình quan tâm.

Động cơ cá nhân khác trong thực tế có thể là động cơ củng cố địa vị, uy tín cá nhân; hoặc quyền lực cá nhân mà không mưu cầu lợi ích vật chất.

Động cơ phạm tội là dấu hiệu pháp lý bắt buộc của tội này.

Chủ thể của tội phạm tội lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ

Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn.

Ngoài hai dấu hiệu pháp lý thông thường của chủ thể của tội phạm:

Độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự; người thực hiện hành vi phạm tội ở đây phải là người có chức vụ, quyền hạn; theo quy định của điều 352 BLHS.

Nếu người gây thiệt hại cho xã hội không có dấu hiệu về chức vụ, quyền hạn; thì hành vi gây thiệt hại có thể cấu thành một tội phạm khác.

Dấu hiệu về chủ thể đặc biệt chỉ yêu cầu người phạm tội; trong trường hợp đồng phạm thì những người đồng phạm khác như người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức không cần dấu hiệu trên đây.

Sai phạm trong quyết toán hợp đồng bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Điều 356, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khung phạt sau

Khung 1 sai phạm trong quyết toán hợp đồng

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Khung 2 sai phạm trong quyết toán hợp đồng

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Khung 3 sai phạm trong quyết toán hợp đồng

Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung sai phạm trong quyết toán hợp đồng

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm; có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Như vậy, hình phạt cao nhất cho tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ sẽ là có thể bị phạt tù từ 10-15 năm; bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm; và bị phạt tiền đến 100 triệu đồng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Dùng căn cước công dân giả để chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?
Hành vi cưỡng bức sử dụng ma tuý trái phép bị xử lý thế nào?
Chứa chấp người sử dụng ma túy bị xử phạt theo quy định như thế nào?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Sai phạm trong quyết toán hợp đồng bị xử phạt bao nhiêu năm tù?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Phân biệt lạm dụng chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn là sử dụng vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật.

Hành vi môi giới hối lộ là gì?

Hành vi môi giới hối lộ là hành vi làm cầu nối cho bên nhận hối lộ và bên đưa hối lộ nhằm đạt được sự thỏa thuận về của hối lộ và việc làm hoặc không làm theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Môi giới hối lộ như một chất xúc tác; tạo điều kiện thuận lợi hơn; an toàn hơn cho hành vi hối lộ nói chung được thực hiện trót lọt.

Chống người thi hành công vụ phải chịu hình phạt gì ?

Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì nhẹ nhất là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời