Doanh nghiệp xã hội là gì?

09/11/2021
Doanh nghiệp xã hội là gì?
348
Views

Trong nền kinh tế thị trường; bên cạnh những doanh nghiệp được thành lập nhằm theo đuổi mục tiêu lợi nhuận thuần túy; còn tồn tại một chủ thể kinh doanh đặc biệt khác; Đó là doanh nghiệp xã hội. Doanh nghiệp xã hội được hình thành từ sáng kiến và nhu cầu giải quyết các vấn đề xã hội cụ thể của doanh nhân và các tổ chức, cá nhân khác. Vậy, doanh nghiệp xã hội là gì? Pháp luật Việt Nam có quy định gì về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp này?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Doanh nghiệp xã hội là gì?

  • Căn cứ vào Điều 10 Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan; Có thể định nghĩa: Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng kí thành lập theo mộ trong các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp hiện hành; hoạt động vì mục tiêu nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi tường; vì ợi ích cộng đồng, bên cạnh mục tiêu kinh tế.
  • Phần lớn lợi nhuận thu được của Doanh nghiệp được dùng để tái đầu tư phục vụ mục tiêu xã hội. Doanh nghiệp xã hội có thể cung cấp các dịch vụ cộng đồng như: giáo dục, văn hóa, môi trường, đào tạo nghề,…

Đặc điểm của doanh nghiệp xã hội

Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp; được thành lập và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp được quy định rong Luật doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký thành lập hợp pháp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Tức là, doanh nghiệp thành lập hợp pháp khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh; hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đáp ứng đầy đủ các điều kiện thành lập doanh nghiệp; điều kiện kinh doanh ngành nghề theo quy định.
  • Doanh nghiệp xã hội có thể được tổ chức theo một trong các loại hình doanh nghiệp mà Luật Doanh nghiệp quy định. Bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần,…

Doanh nghiệp xã hội có hoạt động kinh doanh những luôn đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu

  • Doanh nghiệp xã hội, trước hết là doanh nghiệp. Do đó, theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Doanh nghiệp xã hội phải được thành lập nhằm mục đích kinh doanh; tiến hành các hoạt động kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận.
  • Mục tiêu kinh doanh thu lợi nhuận không phải là mục tiêu trên hết của doanh nghiệp xã hội; thay vào đó, doanh nghiệp xã hội đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu.

Doanh nghiệp xã hội thực hiện tái phân phối lợi nhuận để phục vụ mục tiêu xã hội

  • Doanh nghiệp xã hội không thực hiện việc phân phối lợi nhuận như doanh nghiệp thông thường; mà sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư với mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội mà doanh nghiệp theo đuổi.
  • Hiện nay, doanh nghiệp xã hội bắt buộc phải trích ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội; môi trường như đã đăng ký. Quy định này đã được cụ thể háo trong Luật doanh nghiệp năm 2020.
  • Doanh nghiệp xã hội chỉ bị quy định mức tối thiểu lợi nhuận để tái đầu tư; luật không quy định về mức tối đa, do đó, doanh nghiệp có thể trích tỉ lệ lợi nhuận cao hơn 51% để tái đầu tư; nhằm thực hiện mục tiêu xã hội – môi trường.

Đối tượng và phạm vi phục vụ của doanh nghiệp xã hội

  • Đối tượng và phạm vi phục vụ của doanh nghiệp xã hội là nhóm yếu thế; các vấn để xã hội, môi trường vì mục đích cộng đồng.
  • Nhóm yếu thế là những nhóm xã hội đặc biệt, có hoàn cảnh khó khăn; có vị thế xã hội kém hơn so với các nhóm xã hội khác.
  • Phạm vi hoạt động của oanh nghiệp xã hội là xoay quanh việc giải quyết các vấn đề xã hội – môi trường. Ví dụ như thất nghiệp, đói nghèo, ô nhiễm môi trường,….

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

Doanh nghiệp xã hội được hưởng đầy đủ các quyền tương ứng với loại hình doanh nghiệp; các quyền khác theo quy định pháp luật hiện hành. Ngoài quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định chung; doanh nghiệp xã hội có quyền và nghĩa vụ sau đây

  • Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét; tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép; chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;
  • Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp; tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài; để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp;
  • Duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 điều 10 Luật doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động;
  • Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp xã hội phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi chấm dứt thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường hoặc không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 10.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Doanh nghiệp xã hội là gì”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Thành viên của doanh nghiệp xã hội là ai?

Thành viên của doanh nghiệp xã hội có thể là tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài không thuộc đối tượng bị cấm thành lập; quản lý và góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020

Lợi nhuận của doanh nghiệp xã hội có được chia cho thành viên công ty không?

Lợi nhuận của doanh nghiệp xã hội được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước; trích phần trăm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội đã đăng ký; chia lại cho thành viên theo tỷ lệ góp vốn trong điều ệ; trích lập qũy, tái đầu tư kinh doanh,….

Sau khi chấm dứt hoạt động, tài sản của doanh nghiệp xã hội được xử lý như thế nào?

Tài sản còn lại thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xã hội sẽ được chia lại cho chủ doanh nghiệp tư nhân; thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần. Tài sản còn lại doanh nghiệp xã hội đã nhận phải được trả lại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã viện trợ, tài trợ; hoặc chuyển quyền cho doanh nghiệp xã hội khác, tổ chức khác có mục tiêu xã hội tương tự.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Trả lời