Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường như thế nào?

31/08/2022
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường được quy định như thế nào?
774
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường được quy định như thế nào?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể chấm dứt tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra tại Việt Nam thì biện pháp về chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường là một điều hết sức cần thiết. Vậy theo quy định thì quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường được quy định như thế nào?

Để giải đáp cho câu hỏi về Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường được quy định như thế nào? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020;

Nghị định 45/2022/NĐ-CP

Đối tượng áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường như sau:

– Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc các Nghị định có liên quan.

– Hộ gia đình, hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.

– Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo Nghị định này bao gồm:

  • Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã;
  • Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư; pháp nhân nước ngoài hoạt động trên vùng biển Việt Nam;
  • Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
  • Tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
  • Các đơn vị sự nghiệp;
  • Tổ hợp tác;
  • Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.

– Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường tại Nghị định này.

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 71 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về biên bản, thẩm quyền lập biên bản và quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:

– Mẫu biên bản và mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định của Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Theo quy định tại Điều 67 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020 quy định về ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:

– Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.

– Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.

– Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.

– Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường được quy định như thế nào?
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020 quy định về nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:

– Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung chính sau đây:

  • Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;
  • Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định;
  • Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có);
  • Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
  • Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ và họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của tổ chức vi phạm;
  • Hành vi vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
  • Điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng;
  • Hình thức xử phạt chính; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
  • Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
  • Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt;
  • Họ tên, chữ ký của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
  • Trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành.

– Thời hạn thi hành quyết định là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

– Trường hợp ban hành một quyết định xử phạt vi phạm hành chính chung đối với nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hoặc nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì nội dung hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức phải xác định cụ thể, rõ ràng.

Theo quy định tại Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020 quy định về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:

– Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

  • Đối với vụ việc không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này, thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020;
  • Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;
  • Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

– Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường

Theo quy định tại Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020 quy định về những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:

– Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:

  • Trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020;
  • Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;
  • Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020;
  • Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt;
  • Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020.

– Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ,cấm lưu hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó.

+ Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.

+ Việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản này không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt như sau:

– Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

– Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

– Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 56 đến Điều 67 của Nghị định 45/2022/NĐ-CP là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.

Trường hợp phạt tăng thêm đối với các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật của cùng mẫu chất thải, thẩm quyền xử phạt được tính theo hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao nhất của mẫu chất thải đó bao gồm cả phạt tăng thêm.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường được quy định như thế nào?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; ;cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm; thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Công bố công khai thông tin xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường?

Công khai thông tin cá nhân, tổ chức có các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội trong các trường hợp sau:
– Cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép môi trường.
– Cá nhân, tổ chức bị đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường hoặc bị đình chỉ hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
– Cơ sở bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm buộc di dời địa điểm đến vị trí phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
– Cá nhân, tổ chức bị xử phạt thuộc các trường hợp quy định tại điểm g khoản 2, khoản 5 và khoản 7 Điều 32; điểm g khoản 2 và khoản 4 Điều 33.
– Các trường hợp khác do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quyết định theo quy định pháp luật.

Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như thế nào?

– Các biện pháp cưỡng chế, thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục và tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường?

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
Công an nhân dân;
Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường;
Thanh tra quốc phòng;
Bộ đội biên phòng;
Cảnh sát biển;
Hải quan;
Kiểm lâm, Kiểm ngư và Thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Thanh tra chuyên ngành công thương và Quản lý thị trường;
Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa;
Thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch;
Cục Quản lý môi trường y tế;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.