Chào Luật sư, tôi chuẩn bị mua một mảnh đất để xây nhà mới. Tôi cũng không biết mảnh đất này có tranh chấp hay không nhưng tổng quan thì vị trí, giá cả tôi rất vừa lòng. Hôm qua, có một số điện thoại lạ nhắn tin đe dọa tôi, nói rằng mảnh đất đó hiện đang tranh chấp rất gay gắt, nếu không muốn liên lụy thì đừng mua. Tôi cũng bán tín bán nghi vì thông tin không chính xác, cũng không biết có thật sự như vậy hay không? Các cách kiểm tra đất đai có đang bị tranh chấp hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Việc kiểm tra đất có đang bị tranh chấp sẽ giúp người mua tránh được nhiều rủi ro khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Để trả lời câu hỏi mà bạn đã đặt ra, Luật sư 247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin nhé:
Căn cứ pháp lý
Tranh chấp đất đai là gì?
Tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.
Đặc điểm
+ Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp;
+ Các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lý và sử dụng đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai;
+ Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà Nước. Vì trước hết, khi xảy ra tranh chấp, một bên không thực hiện được những quyền của mình, do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
Có bắt buộc hòa giải khi xảy ra tranh chấp đất đai không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 202 Luật đất đai 2013; Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải; hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.
Như vậy; việc hoà giải là do các bên tự nguyện; Nhà nước không quy định bắt buộc phải thực hiện hoà giải.
Tuy nhiên; tại Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định về các trường hợp chưa có đủ điều kiện khởi kiện như sau:
- Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất; mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã; phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện.
- Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất; tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất; chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã; phường; thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Tóm lại, chỉ đối với tranh chấp “ai là người có quyền sử dụng đất” thì mới bắt buộc phải thực hiện hoà giải tại UBND xã, phường nơi xảy ra tranh chấp.
Các cách kiểm tra đất đai có đang bị tranh chấp hay không
Sau đây là 04 cách giúp người mua kiểm tra xem đất có đang bị tranh chấp không:
Cách 1: Liên hệ Ủy ban nhân dân phường, xã nơi có đất hoặc công chức địa chính xã phường thị trấn nơi có đất
Cách 2: Tìm hiểu thông tin thông qua những người dân xung quanh hoặc chủ sở hữu, người sử dụng đất của thừa đất liền kề.
Cách 3: Liên hệ với cơ quan thi hành án dân sự
Cách 4: Xin thông tin đất đai tại Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có thửa đất.
Thủ tục kiểm tra đất có tranh chấp hiện nay được quy định thế nào?
Điều 11 và Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định hồ sơ, thủ tục xin thông tin đất đai như sau:
Bước 1: Chuẩn bị phiếu yêu cầu
Tổ chức, cá nhân tải phiếu yêu cầu theo mẫu số 01/PYC hoặc ra xã, phường, thị trấn để xin mẫu.
Sau khi có mẫu 01/PYC thì người dân xem và tích vào mục thông tin cần biết tại danh mục và nội dung dữ liệu cần cung cấp trên phiếu, nếu cần tổng hợp thông tin thì tích vào ô “tất cả thông tin trên”.
Sau khi điền xong thông tin thì hộ gia đình, cá nhân thực hiện theo quy trình sau:
Bước 2: Nộp phiếu yêu cầu
Hộ gia đình, cá nhân nộp phiếu tại tại Bộ phận một cửa cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) hoặc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.
Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết
Khi nhận được phiếu yêu cầu hợp lệ, cơ quan cung cấp thông tin đất đai thực hiện các công việc sau:
– Cung cấp thông tin cho người có yêu cầu.
– Thông báo cho người có yêu cầu về số tiền phải nộp.
– Nếu từ chối cung cấp thông tin thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý những trường hợp không cung cấp thông tin đất đai gồm:
– Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu có nội dung không rõ ràng, cụ thể.
– Phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên, địa chỉ cụ thể của cá nhân.
– Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định pháp luật.
– Không nộp tiền, nếu thuộc trường hợp phải nộp.
Bước 4: Trả kết quả cho người dân
Thời hạn thực hiện được quy định như sau:
– Nếu nhận được yêu cầu trước 15 giờ (03 giờ chiều) thì phải cung cấp luôn trong ngày.
– Nếu nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì việc cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề: “Các cách kiểm tra đất đai có đang bị tranh chấp hay không“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, Thành lập công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, … Hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Mua đất 2 tỷ có nên ghi 200 triệu để nộp thuế ít đi hay không?
- Fake biển số màu xanh bị phạt như thế nào?
- Đất nông nghiệp bỏ hoang có được chuyển thành đất thổ cư ?
- Chồng vay tiền mua nhà thì có phải là tài sản riêng không?
Câu hỏi thường gặp
Để xin được giấy cam kết không tranh chấp đất đai, bạn soạn đơn cam kết theo mẫu chúng tôi gợi ý phía trên rồi nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã dựa vào đó sẽ xác nhận lại xem đất của bạn có đang có tranh chấp hay không.
Nếu thửa đất của bạn đang không có tranh chấp, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ đóng dấu vào giấy cam kết và gửi trả lại cho bạn theo địa chỉ bạn đã ghi sẵn.
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất.
– Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất.
– Tranh chấp về mục đích sử dụng đất:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc hoạt động của cơ quan Nhà nước nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của cả chủ thể trong quan hệ đất đai.