Quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định pháp luật hiện hành

14/09/2021
Quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản
578
Views

Theo quy định hiện hành, những ai có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản? Điều kiện và trình tự mở thủ tục phán sản? Hãy cùng phòng tư vấn luật doanh nghiệp của Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp luật

Luật phá sản 2014

Nội dung tư vấn

Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Căn cứ điều 5 luật phá sản 2014; những chủ thể sau đây có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:

Chủ nợ của doanh ngiệp, hợp tác xã

+ Khoản 1 Điều 5 Luật phá sản 2014 quy định:

“Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán”.

Chỉ cần chủ nợ có khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đã đến hạn 3 tháng mà không được DN, HTX thanh toán là có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Hướng thay đổi của Luật phá sản 2014 làm cho việc nhìn nhận thủ tục phá sản nhẹ nhàng hơn, không tạo áp lực nặng nề của việc “khai tử” môt DN, HTX; đồng thời khắc phục tình trạng lạm dụng quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản từ phía các chủ nợ.

Người lao động

+ Khoản 2 Điều 5 quy định:

Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.”

Cổ đông công ty cổ phần, thành viên hợp tác xã

+ Khoản 5 Điều 5 Luật phá sản năm 2014 quy định:

“Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá….Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.”

+ Khoản 6 Điều 5 quy định:

“Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán”.

Nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục pháp sản

Căn cứ điều 5 luật phá sản 2014; quy định những chủ thể sau đây có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:

+ Thứ nhất:

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

+ Thứ hai:

Chủ doanh nghiệp tư nhân

Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần

Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Trình tự, thủ tục mở thủ tục phá sản

Trình tự thủ tục tiến hành mở thủ tục phá sản được tiến hành như sau.

Tòa án xem xét mở thủ tục phá sản

+ Phân công Thẩm phấn giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

+ Xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

+ Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho tòa án nhân dân có thẩm quyền

+ Thông báo sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

+ Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

+ Tòa án xem xét dựa kết quả thương lượng giữa chủ nợp nộp đơn và doanh nghiệp. hợp tác xã

Nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Tòa án nhân dân dự tính số tiền tạm ứng chi phí phá sản và thông báo cho người yêu cầu mở thủ tục phá sản để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản. Trường hợp có đề nghị thương lượng thì khi thương lượng không thành hoặc hết thời hạn thương lượng mà các bên không tiến hành thương lượng thì Tòa án nhân dân thông báo cho người nộp đơn nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của Luật phá sản.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thực hiện việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản như sau:

+ Nộp lệ phí phá sản cho cơ quan thi hành án dân sự;

+ Nộp tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản do Tòa án nhân dân mở tại ngân hàng.

Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án nhân dân phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, các cơ quan, tổ chức đang giải quyết vụ việc liên quan đến doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán do các bên cung cấp và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì Tòa án nhân dân phải thông báo cho các chủ nợ do doanh nghiệp, hợp tác xã cung cấp.

Trường hợp người nộp đơn không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án nhân dân, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải xuất trình cho Tòa án nhân dân các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.

Tòa án Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp quy định tại Điều 105 của Luật phá sản.

Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

Trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán

Tòa án nhân dân ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán.

Xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư 247: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Có thể nộp đơn yêu càu mở thủ tục phá sản ở đâu?

Người có yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng một trong các phương thức sau:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân;
b) Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện

Người lao động nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có phải tạm ứng án phí?

Căn cứ điều 23 luật phá sản 2014; trường hợp người lao động nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không phải tạm ứng án phí.

Quyền và nghĩa vụ của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?

– Quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 18 của Luật này.
– Đề xuất với Tòa án nhân dân tên Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi mở thủ tục phá sản.
– Nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
– Việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải trung thực

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Trả lời