Khi cả 2 người đã kí vào tờ giấy kết hôn; tức là 2 người đã trở thành vợ chồng. Lúc này, cả vợ và chồng đều có quan hệ về nhân thân với nhau. Vậy quan hệ đó là gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng về nhân thân nhé!
Cơ sở pháp lý
Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014
Khái niệm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng về nhân thân
Quyền và nghĩa vụ nhân thân mang yếu tố tình cảm; là lợi ích tinh thần giữa vợ và chồng; gắn liền với bản thân vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân. Nội dung của quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng là lợi ích tinh thần; là yếu tố tình cảm; không mang nội dung kinh tế, không phụ thuộc vào khả năng kinh tế của vợ chồng.
Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng là chuẩn mực đạo đức; cách ứng xử mang tính tự nhiên và truyền thống giữa vợ và chồng. Vì vậy; khi điều chỉnh những quan hệ đó phải kết hợp giữa các quy định của pháp luật với những quy tắc đạo đức và lẽ sống trong xã hội.
Các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng về nhân thân
Tình nghĩa vợ chồng
Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau; trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu củá nghề nghiệp; công tác, học tập; tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác”.
Tình yêu thương-và sự chung thủy là hai yếu tố giúp cho vợ chồng chung sống hạnh phúc; và duy trì quan hệ hôn nhân bền vững. Vợ chồng luôn ý thức và giữ gìn tình cảm thương mến nhau. Khi đang tồn tại quan hệ hôn nhân; vợ và chồng không được chung sống như vợ chồng với người khác. Hiện nay; do lối sống của một bộ phận dân cư đã thay đổi nên giá trị gia đình cũng thay đổi theo. Hiện tượng người đang có vợ hoặc có chồng chung sống; hoặc quan hệ như vợ chồng với người khác xảy ra tương đối phổ biến. Hành vi đó là vi phạm nghiêm trọng đến nghĩa vụ và quyền của vợ chồng mà pháp luật đã quy định.
Sự tôn trọng; quan tâm; chăm sóc, giúp đỡ nhau giữa vợ và chồng thể hiện ở hành vi; cách xử sự và thái độ của họ đối với nhau. Đó là việc giữ gìn danh dự; uy tín; nhân phẩm cho nhau; lắng nghe ý kiến của nhau; quan tâm, động viên lẫn nhau… Mọi hành vi ngược đãi; hành hạ; xúc phạm danh dự; uy tín; nhân phẩm giữa vợ và chồng bị nghiêm cấm. Hiện nay; tình trạng bạo lực gia đình xảy ra tương đối phổ biến trong các gia đình mà nạn nhân có thể là vợ hoặc chồng. Bạo lực giữa vợ và chồng đã vi phạm quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ly hôn hiện nay.
Vợ chồng cùng phải có ý thức chăm sóc lẫn nhau cả về vật chất lẫn tinh thần; chăm lo cho gia đình; bảo đảm cho gia đình tồn tại và phát triển theo đúng mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra là gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”. Đây vừa là nghĩa vụ về pháp lý vừa là nghĩa vụ về đạo đức.
Vợ chồng phải cùng nhau chia sẻ công việc gia đình. Mỗi bên vợ, chồng phải nhận thức và hành động đúng pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình. Xóa bỏ định kiến giới và tình trạng phân công lao động truyền thống là lao động việc nhà thuộc về phụ nữ.
Vợ chồng phải chung sống với nhau để có thể thực hiện tốt nghĩa vụ thương yêu; chung thủy; quan tâm; chăm sóc; giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ; thực hiện các công việc trong gia đình. Tuy nhiên; tùy hoàn cảnh của mỗi cặp vợ chồng mà họ có thể thỏa thuận về việc sống chung hay sống riêng. Trong trường hợp vì lý do nghề nghiệp; công tác; học tập; tham gia các hoạt động chính trị; kinh tế; văn hóa; xã hội và lý do chính đáng khác thì vợ; chồng có thể không sống chung với nhau.
Quyền bình đẳng, tự do, dân chủ của vợ chồng
Quyền bình đẳng; tự do; dân chủ của vợ chồng được Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cụ thể như sau:
– Vợ, chồng bình đẳng với nhau; có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình; trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp; Luật Hôn nhân và gia đình và các luật khác có liên quan. Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng được tôn trọng và bảo vệ.
– Quyền tự do lựa chọn nơi cư trú; không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.
– Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
– Quyền được lựa chọn nghề nghiệp; học tập và tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trên cơ sở sự bàn bạc; giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhau giữa vợ và chồng. Khi vợ hoặc chồng thực hiện quyền của họ thì người kia không được có hành vi ngăn cản.
– Quyền được tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; không được cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
Quyền và nghĩa vụ đại diện cho nhau giữa vợ và chồng
Vợ chồng có thể đại diện cho nhau theo pháp luật hoặc theo ủy quyền.
Đại diện theo pháp luật
Theo quy định của pháp luật dân sự và pháp Luật Hôn nhân và gia đình thì đại diện theo pháp luật giữa vợ và chồng phát sinh khi: Một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ; khi một bên bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Toà án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó; khi vợ chồng kinh doanh chung hoặc đưa tài sản chung vào kinh doanh; khi tài sản chung của vợ chồng mà giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên.
– Khi vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ thì làm người giám hộ (người đại diện) cho người mất năng lực hành vi dân sự. Người đại diện có quyền và nghĩa vụ xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác), quản lý tài sản của người được giám hộ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Đối với trường hợp vợ hoặc chồng đại diện cho chồng hoặc vợ bị mất năng lực hành vi dân sự mà lại có yêu cầu ly hôn thì theo quy định của Bộ luật Dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn (Xem khoản 3 Điểu 24 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
– Khi một bên bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Toà án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó thì phạm vi đại diện do Tòa án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải được người đại diện đồng ý, trừ những giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
– Khi vợ, chồng kinh doanh chung hoặc có văn bản thỏa thuận đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người vợ hoặc người chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của chồng hoặc vợ mình trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia kinh doanh, vợ chồng đã có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Người trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đã đưa vào kinh doanh.
– Khi tài sản chung của vợ chồng mà giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng thì việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó do bên có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản thực hiện. Việc thực hiện giao dịch của một bên trong trường hợp này phải phù hợp với quy định về đại diện giữa vợ và chồng. Nếu trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng thì giao dịch đó là vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi.
Đại diện theo ủy quyền
Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
Theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật hôn nhân và gia đình thì việc ủy quyền giữa vợ và chồng phải được lập thành văn bản, có chữ ký của các bên. Trên cơ sở văn bản ủy quyền, vợ hoặc chồng (bên được ủy quyền) có thể thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản riêng của bên ủy quyền.
Trong đại diện theo ủy quyền, người được ủy quyền (người đại diện) chỉ được thực hiện hành vi trong phạm vi được ủy quyền. Nếu người được ủy quyền thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi được ủy quyền thì người được ủy quyền phải thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba (người đã tham gia giao dịch với người đại diện) phần giao dịch vượt quá đó. Người ủy quyền (người được đại diện) không phải thực hiện nghĩa vụ đối với phần vượt quá này.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu văn bản cam kết về tài sản chung của vợ chồng ?
- Nghĩa vụ vợ chồng trong hôn nhân được quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng về nhân thân”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trả lời: Vìđiều này thuộc về tín ngưỡng nên 2 người nên thảo luận và thống nhất với nhau. Miễn là thể hiện được sự tôn trọng tín ngưỡng của nhau là được.
Trả lời: Ngoại trong trường hợp sống với người khác khi vẫn còn là vợ chồng,… thì sẽ bị xử phạt.