Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế theo quy định hiện hành

30/08/2022
Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế theo quy định hiện hành
519
Views

Xin chào Luật Sư 247. Tôi tên là Phạm Thanh An, tôi là một người hành nghề tự do nên không tìm hiểu cũng như nghiên cứu quá kĩ về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Vậy luật sư có thể giải đáp thắc mắc của tôi về vấn đề quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế hiện nay hay không? Mong luật sư giúp tôi. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế theo quy định hiện hành” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Sáng chế là gì?

Sáng chế thường được hiểu là sản phẩm, quy trình công nghệ, do con người tạo ra chứ không phải là những gì (đã tồn tại trong thiên nhiên) được con người phát hiện ra.

Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2019) nêu rõ:

“Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”.

Quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2019) nêu rõ:

“Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”

Với các quy định trên cho thấy khác với quyền tác giả, đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp liên quan trực tiếp đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại và các đối tượng này có thể chia thành hai nhóm cơ bản:

+ Các đối tượng mang tính sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp như sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn…

+ Các đối tượng là các dấu hiệu mang tính phân biệt trong thương mại, như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh…

Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế theo quy định hiện hành
Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế theo quy định hiện hành

Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế theo quy định hiện hành

Đặc điểm của sáng chế

– Sáng chế đối tượng luôn gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh là một trong những điều kiện để được bảo hộ.

– Sáng chế là thành quả lao động trí tuệ của con người.

– Bản chất: sáng chế là giải pháp kĩ thuật tức là những cách thức, biện pháp mang đặc tính kĩ thuật nhằm giải quyết một vấn đề kĩ thuật.

– Hình thức sáng chế được tồn tại chủ yếu thông qua hai hình thức là sản phẩm và quy trình.

– Sáng chế được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng kí.  

Sáng chế được bảo hộ dưới hai hình thức đó là cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu đáp ứng được các điều kiện sau:

– Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức đó là cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu sáng chế đó đáp ứng được các tiêu chí về tính mới, về trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng trong công nghiệp.

– Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng thêm được các tiêu chí đó là có tính mới và có khả năng áp dụng trong công nghiệp.

Ngoài việc đáp ứng được các điều kiện đối với mỗi hình thức bảo hộ thì các sáng chế này phải không thuộc các trường hợp loại trừ được quy định tại Điều 59 Luật sở hữu trí tuệ số 19/VBHN-VPQH như sau:

“Điều 59. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:

1. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học.

2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính.

3. Cách thức thể hiện thông tin.

4. Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ.

5. Giống thực vật, giống động vật.

6. Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh.

7. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật”.

Đối tượng được quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế

Theo quy định tại Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ xung năm 2019), các tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, bao gồm:

+ Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;

+ Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định theo pháp luật Sở hữu trí tuệ.

Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

Người có quyền đăng ký quy định nêu trên có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

Điều kiện đăng ký bảo hộ sáng chế, bằng sáng chế

Theo quy định tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ xung năm 2019) quy định về điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ như sau:
– Có tính mới;
– Có trình độ sáng tạo;
– Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Trong đó, “tính mới” của sáng chế được xem là yếu tố quan trọng nhất. “Tính mới” có nghĩa bất kỳ sản phẩm nào muốn đăng ký sáng chế nhưng đã bị bộc lộ trước thời điểm nộp đơn đều bị coi là không còn tính mới và không thể đăng ký được. Do đó, trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường hoặc trên các phương tiện truyền thông, chủ sở hữu cần nộp đơn đăng ký sáng chế để bảo đảm được tính mới và đáp ứng được điều kiện bảo hộ.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế theo quy định hiện hành”. Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: Giấy phép sàn thương mại điện tử, báo cáo quyết toán thuế, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục đăng ký sáng chế?

Thủ tục đăng bằng sáng chế được tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Tra cứu sáng chế trước khi nộp đơn
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cho việc đăng ký sáng chế
Bước 3: Nộp đơn đăng ký tới Cục sở hữu trí tuệ
Bước 4: Thẩm định đơn sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ sáng chế

Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế?

Tờ khai (đơn) đăng ký bảo hộ sáng chế theo mẫu chung (02 bản được soạn thảo và ký bởi chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền);
Bản mô tả sáng chế bao gồm 03 phần: phần mô tả; yêu cầu bảo hộ sáng chế; hình vẽ/sơ đồ (nếu có);
Bản tóm tắt sáng chế đăng ký;
Chứng từ lệ phí khi nộp đơn đăng ký sáng chế.
Ngoài tài liệu trên, trường hợp chủ đơn sử dụng dịch vụ đăng ký sáng chế của tổ chức dịch vụ sẽ cần thêm Giấy ủy quyền đăng ký.

Tác giả của đối tượng sở hữu công nghiệp?

Các đối tượng sở hữu công nghiệp đều do con người tạo ra nhưng không phải tất cả các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật thừa nhận là có tác giả. Chỉ những đối tượng hàm chứa tính sáng tạo nhất định được ghi nhận có tác giả, bao gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
Khoản 1 Điều 122 Luật SHTT quy định: “Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp; trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp thì họ là đồng tác giả”.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.