Đặc điểm của thuế gián thu ở Việt Nam

30/08/2022
Đặc điểm của thuế gián thu ở Việt Nam
301
Views

Xin chào Luật Sư 247. Tôi tên là Hoài Bảo, tôi là một người hành nghề tự do nên không tìm hiểu cũng như nghiên cứu quá kĩ những vấn đề liên quan đến thuế, trong đó tôi quan tâm đặc biệt tới loại thuế gian thu. Vậy luật sư có thể giải đáp thắc mắc của tôi về những đặc điểm của thuế gián thu ở Việt Nam hay không? Mong luật sư giúp tôi. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Đặc điểm của thuế gián thu ở Việt Nam” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Thuế gián thu là gì? 

Thuế gián thu là loại thuế mà người nộp thuế không phải là người chịu thuế. Thuế gián thu là hình thức thuế gián tiếp qua một đơn vị trung gian (thường là các doanh nghiệp) để đánh vào người tiêu dùng. Thuế gián thu là thuế mà người chịu thuế và người nộp thuế không cùng là một. Chẳng hạn, chính phủ đánh thuế vào công ty (công ty nộp thuế) và công ty lại chuyển thuế này vào chi phí tính vào giá hàng hóa và dịch vụ, do vậy đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng.

Nói chung, thuế gián thu là thuế thu đối với người tiêu dùng thông qua việc nộp thuế của người sản xuất, kinh doanh. Loại thuế này có tác dụng điều tiết tiêu dùng của xã hội. Đây là một loại thuế được cộng vào giá của hàng hóa hoặc dịch vụ. Mục đích của thuế gián thu là đánh vào tiêu dùng. Người nộp thuế là người hoạt động sản xuất kinh doanh. Người nộp thuế không phải là người chịu thuế nên gọi là thuế gián thu. Thuế gián thu dễ điều chỉnh tăng hơn thuế trực thu nên xu hướng chung ở các nước coi trọng thuế gián thu hơn thuế trực thu.

Đặc điểm của thuế gián thu ở Việt Nam

Bản chất của thuế gián thu là người sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ cộng thêm phần thuế vào trong giá bán hàng hóa và dịch vụ của mình. Khi hàng hóa và dịch vụ được bán, người sản xuất thay mặt người tiêu dùng nộp khoản thuế gián thu cho Nhà nước.

+ Người nộp thuế theo Luật và người trả thuế không đồng nhất với nhau. Cụ thể: Chủ thể nộp thuế (đối tượng nộp thuế) là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Chủ thể chịu thuế (đối tượng chịu thuế) là những người tiêu dùng cuối cùng.

Thuế gián thu là một bộ phận cấu thành vào giá của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Đồng thời, thuế gián thu cũng có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua cơ chế giá cả trên thị trường. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng đó của thuế gián thu không những chịu sự chi phối của mối quan hệ cung cầu trên thị trường mà còn phụ thuộc vào bản chất của thị trường, mà trong đó có sự tác động của thuế, tức là thị trường đó cạnh tranh hay độc quyền.

+ Thuế gián thu có sự dịch chuyển gánh nặng thuế trong những trường hợp nhất định.

+ Thuế gián thu mang tính lũy thoái.

+ Thuộc vào loại thuế này, có các sắc thuế mà cơ sở đánh thuế là các khoản thu nhập dùng để tiêu dùng. Ở nước ta, thuế gián thu bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường.

Ưu điểm là dễ thu, dễ quản lí do đối tượng nộp là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Chủ thể chịu thuế không cảm nhận được gánh nặng thuế nên thường không có phản ứng với những thay đổi mức thuế. Nhược điểm là do có tính lũy thoái nên mức độ đảm bảo công bằng không cao.

Đặc điểm của thuế gián thu ở Việt Nam

Những khó khăn, thách thức trong việc triển khai thuế gián thu ở Việt Nam

Việc triển khai thuế gián thu trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế gặp phải nhiều khó khăn, thách thức, cụ thể như sau:

Thứ nhất, thách thức từ việc tạo thêm nhiều gánh nặng hơn cho hệ thống quản lý tính tuân thủ pháp luật thuế và gia tăng nguy cơ trốn thuế khi chuyển ưu tiên thu thuế từ thị trường xuất nhập khẩu (Xuất nhập khẩu) sang thị trường nội địa. Để số thu thuế vẫn tăng theo yêu cầu đảm bảo nguồn thu, số thu từ thuế gián thu sẽ dịch chuyển ưu tiên thu thuế từ thị trường Xuất nhập khẩu sang thị trường nội địa, chính sách thuế có tiến bộ nhìn từ phương diện tính công bằng, nhưng vẫn đối diện với nhiều vấn đề tác động nhất định đến hiệu quả và hiệu lực của nó. Việc chuyển dịch này tạo thêm nhiều gánh nặng hơn cho hệ thống quản lý tính tuân thủ pháp luật và gia tăng nguy cơ trốn thuế. Có thể nhận diện một số vấn đề phải đối mặt trong quản lý thuế, bao gồm: Mức độ tuân thủ thấp; Cơ sở thuế chưa đủ rộng; Sự hiện diện của các hoạt động kinh tế không chính thức; Giao dịch thanh toán bằng tiền mặt… Bên cạnh đó, số lượng đối tượng nộp thuế tiềm năng tăng nhanh hơn so với năng lực quản lý của hệ thống thuế hiện nay. Việc phân quyền phân cấp thu ngân sách trong thu thuế gián thu giữa trung ương và địa phương cũng phát sinh thêm một số vấn đề về kế toán và kiểm soát. Các thủ tục hành chính thuế chưa tinh gọn, các văn bản dưới luật chưa ban hành kịp thời… tác động đến đối tượng nộp thuế, tất cả đã làm tăng gánh nặng tuân thủ và quyền chủ động của thanh tra thuế.

Thứ hai, thách thức khi tăng thuế gián thu nhằm áp dụng theo thông lệ quốc tế trong trường hợp cần cơ cấu lại nguồn thu ngân sách. Việc giảm thu từ thuế Xuất nhập khẩu hiện đang được bù đắp chủ yếu bằng sự vận hành hiệu quả của thuế Giá trị gia tăng. Mặc dù, một số đặc tính liên kết chuỗi trong hệ thống thuế Giá trị gia tăng của Việt Nam đã góp phần đặc biệt vào kết quả hoạt động thu thuế dựa trên hiệu suất của nền kinh tế, thách thức ngắn hạn và trung hạn là kế hoạch điều chỉnh thuế Giá trị gia tăng, bao gồm thể chế hợp lý hóa việc miễn thuế và tăng cường hoàn thuế Giá trị gia tăng, có thể gây ra tổn thất làm giảm nguồn thu từ thuế. Tuy nhiên, thuế Giá trị gia tăng là thuế gián thu, thực chất tiền thuế “đánh” vào người tiêu dùng cuối cùng, hàng loạt dịch vụ, hàng hóa thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế và các lĩnh vực thuộc 5 nhóm ưu tiên sẽ đồng loạt tăng giá theo. Trong đó, hàng triệu bệnh nhân, học sinh, sinh viên và người nông dân sẽ bị ảnh hưởng, do vậy, việc tăng thuế sẽ khiến hàng triệu người dân bị ảnh hưởng, có thể làm suy giảm sức cầu hàng hóa.

Thứ ba, khó khăn trong việc thu thuế gián thu từ hoạt động thương mại điện tử, cung cấp dịch vụ qua biên giới. Dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 nhiều ngành nghề, lĩnh vực mới phát triển dẫn tới sự bùng nổ của các dịch vụ xuyên biên giới, cũng như làm thay đổi trong khái niệm về dịch vụ. Các DN công nghệ có thể tạo ra doanh thu trên lãnh thổ của nhiều quốc gia mà không phải nộp thuế tại quốc gia đó. Điều này khiến cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam gặp khó khăn trong việc đánh thuế cho các dịch vụ xuyên biên giới. Hay nói cách khác, việc thực hiện thu thuế dịch vụ xuyên biên giới trong bối cảnh nền kinh tế số đòi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các quốc gia.

Thứ tư, chất lượng nguồn nhân lực quản lý hệ thống thuế còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu tình hình thực tiễn. Nhân lực chất lượng cao cũng là một thách thức trong nỗ lực thu thuế, đặc biệt trong giai đoạn phát triển Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, với các giao dịch thương mại, dịch vụ và hàng hóa xuyên biên giới nói riêng và các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế số nói chung…

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Đặc điểm của thuế gián thu ở Việt Nam”. Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, báo cáo quyết toán thuế, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Nước ta có những loại thuế gián thu nào?

Hiện tại ở nước ta, thuế gián thu gồm có những loại như:
– Thuế doanh thu
– Thuế giá trị gia tăng
– Thuế tiêu thụ đặc biệt
– Thuế xuất nhập khẩu
– Thuế bảo vệ môi trường
– Thuế tài nguyên

Các điểm giống nhau giữa thuế trực thu và gián thu?

+ Đối với thuế trực thu và thuế gián thu thì đây đều là một trong những phương thức thu thuế theo quy định của pháp luật về thuế:
+ Đều là một nguồn điều tiết vào thu nhập của các cá nhân, tổ chức trong xã hội;
+ Người chịu thuế là người phải đều phải trích một phần tài sản để chuyển cho ngân sách Nhà nước mà không thể khước từ hoặc trì hoãn, hay nói cách khác bản chất của hai hình thức thu thuế này đều mang tính chất bắt buộc.

Ưu điểm của thuế lũy tiến là gì?

Nhiều ý kiến được đưa ra rằng đó là gánh nặng về thuế cho những người dân những người có ít khả năng chi trả sẽ được giảm xuống một cách đáng kể. Hệ thống này cũng giúp cho những người có mức thu nhập thấp có thể để dành nhiều tiền hơn từ đó thì họ có thể giúp một phần và việc kích thích nền kinh tế hoạt động một cách hiệu quả 
Cùng với đó thì các hệ thống thuế lũy tiến còn mang đến khả năng thu về nhiều thế hơn vì bản chất nó chỉ tăng nếu như mà thu nhập tăng. Do vậy cho phép những ai có nguồn tài nguyên tài sản lớn hỗ trợ và các dịch vụ dành cho cộng đồng chẳng hạn như là xây dựng đường sá.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.