Quyền hạn và nhiệm vụ của người đoàn viên như thế nào?

07/01/2022
Quyền hạn và nhiệm vụ của người đoàn viên
13856
Views

Đoàn viên là thanh niên Việt Nam tiên tiến; có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc; có lối sống lành mạnh, cần kiệm, trung thực; tích cực, gương mẫu trong học tập, lao động, hoạt động xã hội. Tuy nhiên; Quyền hạn và nhiệm vụ của người đoàn viên được thể hiện như thế nào? Chắc hẳn vẫn còn rất nhiều người cho dù đã là đoàn viên nhiều năm nhưng vẫn chưa nắm rõ. Về vấn đề này có một khách hàng đã đặt câu hỏi cho Luật sư 247 như sau:

Cháu chào luật sư! Cháu tên là Hoàng Trâm Anh là học sinh lớp 9A3 trường THCS Đội Cấn. Cháu vừa được kết nạp vào Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Cháu xin hỏi là quyền hạn và nhiệm vụ của người đoàn viên là gì? Cụ thể các quyền và nhiệm vụ là như thế nào ạ? Cháu rất mong nhận được sự tư vấn của các cô chú luật sư. Cháu xin chân thành cảm ơn ạ!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư 247 xin tư vấn về Quyền hạn và nhiệm vụ của người đoàn viên như sau:

Quyền hạn và nhiệm vụ của người đoàn viên

Trước khi tìm hiểu về quyền hạn và nhiệm vụ của người đoàn viên ta cần hiểu vị trí; vai trò của đoàn viên là gì?

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên trong hệ thống chính trị; hoạt động trong khuôn khổ Hiến phát và Pháp luật của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Trong hệ thống này Đảng là người lãnh đạo; Đoàn là một trong các tổ chức thành viên.

  • Đối với Đảng: Đoàn hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng; là đội dự bị tin cậy của Đảng (sau này sẽ thực hiện những nhiệm vụ của đảng viên); nguồn cung cấp cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng.
  • Đối với Nhà nước: Đoàn là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi.
  • Đối với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: Đoàn giữ vai trò là người phụ trách Đội và có trách nhiệm xây dựng tổ chức Đội; lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thiếu nhi; tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động của Đội.

Tiếp theo về quyền hạn và nhiệm vụ của người đoàn viên. Ta có thể hiểu quyền hạn của đoàn viên là những việc mà đoàn viên được phép; có quyền được làm; được hưởng khi gia nhập vào Đoàn Thanh niên. Còn nhiệm vụ là những việc mà đoàn viên phải làm; phải có nghĩa vụ; trách nhiệm khi gia nhập vào Đoàn Thanh niên.

Trình bày quyền hạn và nhiệm vụ của người đoàn viên

Vinh dự, tự hào được đứng trong tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, mỗi đoàn viên đều được hưởng những quyền lợi nhất định; Ngoài ra; họ cũng phải có trách nhiệm thực hiện tốt các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đoàn. Cụ thể như sau:

Quyền hạn của đoàn viên:

  1. Yêu cầu tổ chức Đoàn đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình; được giúp đỡ và tạo điều kiện để phấn đấu trưởng thành.
  2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn .
  3. Được thông tin, thảo luận, chất vấn, phê bình, biểu quyết; đề nghị và bảo lưu ý kiến của mình về công việc của Đoàn.

Nhiệm vụ của người đoàn viên:

Trên đây là toàn bộ quyền hạn của người đoàn viên mà họ cần lưu ý. Phần tiếp theo của quyền hạn và nhiệm vụ của đoàn viên chính là phần trách nhiệm.

Một là: Phấn đấu theo mục tiêu lý tưởng của Đảng và Bác Hồ.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh do Đảng; Bác Hồ sáng lập và rèn luyện. Phấn đấu vì độc lập dân tộc và CNXH và vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”. Tích cực học tập và rèn luyện; tham gia các hoạt động xã hội; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hai là: Phát huy chức năng Đoàn là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên.

Mỗi đoàn viên có trách nhiệm định hướng cho thanh niên đến với lý tưởng của Đảng của dân tộc; xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ba là: Tiên phong trong việc thực hiện các phong trào cách mạng.

Tích cực tham gia thực hiện xuất sắc các nội dung của phong trào thanh niên xung kích trong phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc; ví dụ như phòng chống tội phạm;… với tinh thần trách nhiệm cao; đóng góp tích cực cho tập thể và cộng đồng.

Bốn là: Chăm lo, bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp cho thanh niên.

Mỗi đoàn viên có trách nhiệm đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp; giúp cho thanh niên bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp; giúp cho thanh niên tự khẳng định bản thân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tạo điều kiện cho thanh niên rèn luyện, phấn đấu, tiến bộ.

Năm là: Tích cực tham gia công tác xây dựng Đoàn.

Tuyên truyền, giáo dục cho thanh niên nhận thức, hiểu biết cơ bản về Đoàn; giúp đỡ họ rèn luyện phấn đấu trở thành đoàn viên. Liên hệ mật thiết với thanh niên; tích cực xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; Hội Sinh viên Việt Nam; Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Sáu là: Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân.

Mỗi đoàn viên gương mẫu chấp hành mà còn phải tham gia xây dựng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt mỗi đoàn viên phấn đấu trở thành Đảng viên; góp phần quan trọng vào bổ sung lực lượng trẻ có chất lượng cao cho Đảng.

Tiêu chí hành động và rèn luyện của đoàn viên

Ngoài quyền hạn và nhiệm vụ của đoàn viên thì sau đây chính là các tiêu chí hành động và rèn luyện của đoàn viên:

Tiêu chí rèn luyện của Đoàn viên:

  • Giàu lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa.
  • Đoàn kết, thân ái, vì cộng đồng.
  • Sống văn hóa, tuân thủ pháp luật.
  • Giàu tri thức, có sức khỏe, kỹ năng.
  • Tự tin, bản lĩnh trong hội nhập.

Tiêu chí hành động của Đoàn viên:

  • Sẵn sàng giới thiệu về lịch sử, truyền thống của quê hương, đất nước Việt Nam đối với bạn bè trong và ngoài nước.
  • Sẵn sàng đảm nhận những việc khó, việc mới.
  • Sẵn sàng giúp đỡ người già, trẻ em, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
  • Xung kích xây dựng nếp sống lành mạnh, văn minh, phòng chống tệ nạn xã hội.
  • Xung kích bảo vệ môi trường sinh thái.
  • Thường xuyên chấp hành pháp luật.
  • Thường xuyên học tập nâng cao hiểu biết trình độ chuyên môn.
  • Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao.
  • Thường xuyên vận động thanh, thiếu nhi tham gia hoạt động Đoàn, Hội, Đội, giới thiệu được thanh niên vào Đoàn.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Quyền hạn và nhiệm vụ của người đoàn viên“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Luật sư 247 là đơn vị chuyên về các vấn đề luật, giấy tờ hành chính, vì vậy nếu bạn có bất cứ yêu cầu gì về giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ logo, Tạm ngừng kinh doanh,… hãy liên hệ tới Luật sư 247 ngay, chúng tôi hỗ trợ trong thời gian 24h/7 trong tháng.

Nếu có thắc mắc trong các vấn đề pháp lý và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Đoàn viên là gì?

Đoàn viên là thanh niên Việt Nam tiên tiến; có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc; có lối sống lành mạnh, cần kiệm, trung thực; tích cực, gương mẫu trong học tập, lao động, hoạt động xã hội.

Bao nhiêu tuổi thì được gia nhập Đoàn Thanh niên?

Đoàn viên là những người từ 16 đến 30 tuổi; đủ điều kiện và có nguyện vọng gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh sẽ được kết nạp.

Các bước kết nạp đoàn viên?

– Thanh niên tự nguyện viết đơn, báo cáo lý lịch và được tập thể, cá nhân sau giới thiệu và bảo đảm: một đoàn viên cùng công tác, sinh hoạt ít nhất 03 tháng; tập thể chi hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; Ban chấp hành chi hội Sinh viên Việt Nam; tập thể chi đội.
– Được hội nghị chi đoàn xét đồng ý kết nạo với sự tán thành của trên ½ tổng số đoàn viên có mặt tại hội nghị và được Đoàn cấp trên ra quyết định kết nạp.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.