Sinh viên sư phạm thất nghiệp phải trả tiền học phí

08/12/2021
Sinh viên sư phạm thất nghiệp phải trả tiền học phí
791
Views

Sinh viên sư phạm thất nghiệp phải trả tiền học phí. Sinh viên sư phạm thuộc diện được miễn học phí theo quy định. Từ năm 2020; Sinh viên sư phạm thất nghiệp phải trả tiền học phí quy định cụ thể như thế nào? Sau đây là giải đáp của Luật sư 247 về vấn đề này như sau.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 116/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Quy định hỗ trợ học phí cho sinh viên sư phạm

Mức hỗ trợ học phí sư phạm

– Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí; bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học;

Hỗ trợ 3,63 triệu đồng 1 tháng với sinh viên sư phạm để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.

– Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí

Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí; và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định; nhưng không quá 10 tháng/năm học. Trong trường hợp tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ; cơ sở đào tạo giáo viên có thể quy đổi mức hỗ trợ cho phù hợp với học chế tín chỉ.

Tổng kinh phí hỗ trợ của cả khóa học theo học chế tín chỉ không vượt quá mức hỗ trợ quy định cho khóa học theo năm học.

Sinh viên sư phạm thất nghiệp phải trả tiền học phí đúng không? Hãy theo dõi bài viết này,

Thủ tục đăng ký hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt

– Hằng năm, căn cứ vào chỉ tiêu được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo; cơ sở đào tạo giáo viên thông báo cho các thí sinh trúng tuyển vào các ngành đào tạo giáo viên để đăng ký theo đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng; hoặc đấu thầu; hoặc đào tạo theo nhu cầu xã hội trong phạm vi chỉ tiêu được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo.

– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng tuyển, sinh viên sư phạm nộp Đơn đề nghị hưởng; và cam kết bồi hoàn học phí; chi phí sinh hoạt đến cơ sở đào tạo giáo viên (Mẫu số 01) theo hình thức nộp trực tiếp; hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có).

Sinh viên chỉ nộp 01 bộ hồ sơ cho 01 lần đầu đề nghị hỗ trợ trong cả thời gian học tại cơ sở đào tạo giáo viên.

– Các cơ sở đào tạo giáo viên tổng hợp; và thông báo cho các địa phương đã giao nhiệm vụ, đặt hàng; hoặc đấu thầu để thống nhất xét hỗ trợ cho sinh viên sư phạm thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.

– Cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng; hoặc đấu thầu xây dựng tiêu chí tuyển chọn sinh viên sư phạm đã trúng tuyển, phối hợp với cơ sở đào tạo giáo viên xét chọn bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch.

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc nhận đơn đăng ký; cơ sở đào tạo giáo viên thống nhất với cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng; hoặc đấu thầu để xác nhận và thông báo cho sinh viên sư phạm; được hưởng chính sách hỗ trợ thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng; hoặc đấu thầu; và xét duyệt các đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ đối với sinh viên sư phạm trong phạm vi chỉ tiêu Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo và không thuộc chỉ tiêu đặt hàng.

– Danh sách sinh viên sư phạm được hưởng chính sách hỗ trợ học phí; và chi phí sinh hoạt được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo giáo viên đồng thời gửi cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng; hoặc đấu thầu để thực hiện.

Sinh viên sư phạm thất nghiệp phải trả tiền học phí

Sinh viên sư phạm thất nghiệp phải trả tiền học phí

– Sinh viên phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt gồm:

  • Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách không công tác trong ngành giáo dục sau 02 năm; kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp;
  • Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách; và công tác trong ngành giáo dục; nhưng không đủ thời gian công tác theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
  • Sinh viên sư phạm được hưởng chính sách đang trong thời gian đào tạo nhưng chuyển sang ngành đào tạo khác; tự thôi học; không hoàn thành chương trình đào tạo; hoặc bị kỷ luật buộc thôi học.

– Sinh viên không phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt gồm:

  • Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp; sinh viên sư phạm công tác trong ngành giáo dục; và có thời gian công tác tối thiểu gấp hai lần thời gian đào tạo tính từ ngày được tuyển dụng;
  • Sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp đang công tác trong ngành giáo dục; nhưng chưa đủ thời gian theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều động bố trí công tác ngoài ngành giáo dục;
  • Sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp tiếp tục được cơ quan đặt hàng, giao nhiệm vụ; hoặc đấu thầu cử đi đào tạo giáo viên trình độ cao hơn; và tiếp tục công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Chi phí bồi hoàn và cách tính chi phí bồi hoàn

– Chi phí bồi hoàn bao gồm kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí; và chi phí sinh hoạt đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ cho người học.

– Sinh viên sư phạm thuộc đối tượng quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 6 của Nghị định này phải bồi hoàn toàn bộ kinh phí đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ.

– Sinh viên sư phạm thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 của Nghị định này; phải bồi hoàn một phần kinh phí hỗ trợ. Cách tính chi phí bồi hoàn theo công thức sau:

S = (F / T1) x (T1 -T2)

Trong đó:

– S là chi phí bồi hoàn;

– F là khoản học phí và chi phí sinh hoạt được nhà nước hỗ trợ;

– T1 là tổng thời gian làm việc trong ngành giáo dục theo quy định tính bằng số tháng làm tròn;

– T2 là thời gian đã làm việc trong ngành giáo dục được tính bằng số tháng làm tròn.

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Bài viết liên quan

Đối tượng được miễn học phí

Học sinh tiểu học có được miễn học phí trong giai đoạn COVID-19 này không?

Giáo viên đánh bạc bị xử lý kỷ luật như thế nào?

Câu hỏi thường gặp

Sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp công tác trong ngành giáo dục gồm những đối tượng nào?

Căn cứ Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định Sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp công tác trong ngành giáo dục, bao gồm:
– Giáo viên, giảng viên làm nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu hoặc chuyên môn, viên chức làm công tác quản lý trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục khác được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập, các cơ quan nghiên cứu khoa học về giáo dục và đào tạo;
– Công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của Nghị định quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

Quy làm tròn tháng trong thời gian làm việc như thế nào?

Căn cứ Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định Số tháng làm tròn khi tính thời gian làm việc trong ngành giáo dục được xác định như sau: số ngày làm việc trong tháng từ 15 ngày trở lên được tính là một tháng.

Nhà nước hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm là bao nhiêu?

Căn cứ Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời