Học sinh tiểu học có được miễn học phí trong giai đoạn COVID-19 này không?

09/10/2021
Học sinh tiểu học có được miễn học phí trong giai đoạn COVID-19 này hay không?
848
Views

Giai đoạn giãn cách này gây sức ép lên nhiều gia đình; đặc biệt ở những gia đình có trẻ trong lứa tuổi nhi đồng. Nguồn kinh phí miễn giảm học phí từ đâu? Học sinh tiểu học có được miễn học phí trong giai đoạn COVID-19 này không? Nguyên tắc xác định học phí thế nào? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 81/2021/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 81/2021/NĐ-CP. Theo đó, chính sách miễn, giảm học phí; hỗ trợ chi phí học tập quy định tại Nghị định này chính thức có hiệu lực từ ngày 15/10/2021.

Nguyên tắc xác định học phí

Đối với cơ sở giáo dục phổ thông công lập:

Mức thu học phí được xây dựng theo nguyên tắc chia sẻ giữa nhà nước và người học; phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa bàn dân cư; khả năng đóng góp thực tế của người dân; và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm; lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo theo quy định; và bảo đảm chất lượng giáo dục.

Đối với cơ sở giáo dục dân lập, tư thục

Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và giá các dịch vụ khác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (trừ dịch vụ do Nhà nước định giá); bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý; có trách nhiệm công khai; giải trình với người học và xã hội về mức thu học phí; giá các dịch vụ do mình quyết định.

Học sinh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được nhà nước chi trả tối đa bằng mức học phí đối với học sinh cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên trên địa bàn.

Học sinh tiểu học có được miễn học phí trong giai đoạn COVID-19 này không?

Đối với học sinh tiểu học trường công lập

Điều 14. Đối tượng không phải đóng học phí

1. Học sinh tiểu học trường công lập.

2. Người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học. Các ngành chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Đối với học sinh tiểu học trường dân lập

Điều 15 Nghị định 81 quy định 19 đối tượng được miễn học phí như sau:

Các đối tượng quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; nếu đang học tại các cơ sở giáo dục quốc dân.

Trẻ em mẫu giáo và học sinh, sinh viên khuyết tật.

Trẻ em mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng; và người từ 16 – 22 tuổi đang học phổ thông, giáo dục đại học văn bằng thứ nhất thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.

Trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông; học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ nghèo.

Trẻ mầm non và học sinh phổ thông; học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên là con đẻ; con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP.

Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Bố Y, Cờ Lao, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ (theo khoản 1 Điều 2 Nghị định số 57/2017/NĐ-CP)

Các đối tượng của các chương trình, đề án được miễn học phí theo quy định của Chính phủ.

Học sinh, sinh viên có thể được giảm 50% hoặc 70%; nếu thuộc các đối tượng được quy định tại Điều 16 Nghị định 81 năm 2021. Cụ thể:

  1. Được giảm 70% học phí: Trẻ mẫu giáo và học sinh; sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn; xã khu vực III vùng dân tộc miền núi; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo.
  2. Được giảm 50% học phí: Trẻ mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động; hoặc mắc một trong các bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên; Trẻ mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên; có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ cận nghèo.
  3. Được hỗ trợ tiền đóng học phí: Theo khoản 3 Điều 16, học sinh tiểu học tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí. Đây là quy định mới trong chính sách miễn, giảm học phí của học sinh, sinh viên.
  4. Được hỗ trợ chi phí học tập:
    Điều 18 Nghị định 81 quy định, các đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập bao gồm:
    – Trẻ mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên mồ côi cả cha lẫn mẹ.
    – Trẻ mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên bị khuyết tật.
    – Trẻ mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo.
    – Trẻ mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Vợ có thể đơn phương ly hôn khi chồng đi tù. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Học phí là gì?

Học phí là khoản tiền mà người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Mức học phí được xác định theo lộ trình bảo đảm chi phí dịch vụ giáo dục, đào tạo quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP về cơ chế thu, quản lý và chính sách miễn, giảm học phí.

Quy định các cơ sở giáo dục sử dụng học phí thế nào?

1. Cơ sở giáo dục công lập sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và tổng hợp vào báo cáo tài chính hằng năm của cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục sử dụng học phí theo nguyên tắc tự bảo đảm thu, chi và chịu trách nhiệm về quản lý tài chính đối với hoạt động của mình. Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Nguồn kinh phí miễn giảm học phí từ đâu?

Nguồn kinh phí thực hiện chế độ miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ đóng học phí cho học sinh tiểu học (ở địa bàn không đủ trường công lập) trong cơ sở giáo dục tư thục theo quy định tại Nghị định này được giao trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương khó khăn thực hiện chính sách an sinh xã hội theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn và cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác · Tư vấn luật

Trả lời