Quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước đối với đất đai được thể hiện như thế nào?

29/08/2021
1525
Views

Luật đất đai là tổng hợp các quy phạm pháp luật mà Nhà nước ban hành nhằm thiết lập quan hệ đất đai trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và sự bảo hộ đầy đủ của Nhà nước đối với các quyền cảu người sử dụng đất tạo thành một ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật của nước ta.

Ở Việt Nam, tuy đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu, vì vậy Nhà nước có quyền xác lập hình thức pháp lý cụ thể đối với người sử dụng đất. Vậy quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước đối với đất đai được thể hiện như thế nào? Cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau đây

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai năm 2013

Nội dung tư vấn

Vai trò của Nhà nước

Căn cứ tại Điều 13 Luật đất đai năm 2013 quy định thì vai trò đại diện chủ sở hữu đất của Nhà nước bao gồm các quyền:

  • Quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất;
  • Quyết định mục đích sử dụng đất (Điều 14): thông qua quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Quy định về hạn mức sử dụng đất và thời hạn sử dụng đất (Điều 15): Hạn mức sử dụng đất gồm hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở và hạn mức nhận chuyến quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Thời hạn sử dụng đất

Thời hạn sử dụng đất gồm các hình thức đất được sử dụng ổn định lâu dài và đất sử dụng có thời hạn. Theo Điều 16 Luật đất đai năm 2013 thì Nhà nước có quyền quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất.

Các trường hợp Nhà nước quyết định thu hồi đất

  • Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
  • Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
  • Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật; tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
  • Quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh; tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.
  • Quyết định chính sách tài chính về đất đai. Nhà nước quyết định chính sách thu; chi tài chính về đất đai và điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại thông qua chính sách thuế; tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; đầu tư cơ sở hạ tầng và chính sách hỗ trợ cho người có đất thu hồi.
  • Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất phù hợp với hình thức giao đất; cho thuê đất; công nhận quyền sử dụng đất; nguồn gốc sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước đối với đất đai được thể hiện như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Để hình thành quan hệ pháp luật đất đai, Nhà nước cần làm gì?

– Để hình thành quan hệ pháp luật đất đai, Nhà nước cho phép các tổ chức và cá nhân sử dụng đất đai.
– Mọi trường hợp sử dụng đất đều phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thông qua quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất hoặc phải được cho phép chuyển quyền sử dụng đất khi đã làm đầy đủ các thủ tục về chuyển quyền

Những người sử dụng đất có thể thỏa thuận với nhau không?

Những người sử dụng đất có thể thỏa thuận với nhau trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước để thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp đất đai.

Nhà nước cần làm gì để đảm bảo nguyên tắc sử dụng đất hợp lý và tiết kiệm?

– Sử dụng đất trước hết phải theo quy hoạch và kế hoạch chung.
– Đất đai phải sử dụng đúng mục đích mà cơ quan có thẩm quyền đã quyết định.
– Tận dụng mọi đất đai vào sản xuất nông nghiệp, khai thác đất đai có hiệu quả, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân nhận đất trống, độ núi trọc để sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
– Tăng cường hiệu suất sử dụng đất, thâm canh tăng vụ, bố trí lại cây con hợp lý trong sản xuất, phân công lại lao động, dân cư,…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Để lại một bình luận