Quyền của bên nhận bảo đảm khi phát sinh hiệu lực đối kháng?

30/10/2021
Quyền của bên nhận bảo đảm khi phát sinh hiệu lực đối kháng?
567
Views

Chào luật sư! Tôi có cho anh X là hàng xóm thân thiết vay 300 triệu đồng để làm ăn. Anh X thế chấp cho tôi cái ô tô 4 chỗ để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ. Quả thật là lần đầu tiên cho vay số tiền lớn như thế cũng lo; nên tôi quyết định đi đăng ký biện pháp bảo đảm này cho chắc; theo lời khuyên của vợ và những người bạn. Khi tôi hoán tất đăng ký mọi người cứ trêu là “yên tâm rồi nhé; nếu có gì xảy ra thì truy đòi tài sản thoải mái rồi được ưu tiên thanh toán nên không phải lo; vì đấy là quyền của ông khi hiệu lực đối kháng phát sinh”. Tôi vẫn chưa rõ về vấn đề này. Rất mong luật sư có thể tư vấn cho tôi về Quyền của bên nhận bảo đảm khi phát sinh hiệu lực đối kháng? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư 247 xin tư vấn về Quyền của bên nhận bảo đảm khi phát sinh hiệu lực đối kháng? như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Nghị định 21/2021/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Hiệu lực đối kháng với người thứ ba là gì?

Hiệu lực đối kháng với người thứ ba hay còn có cách gọi là hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm. Hiện nay khái niệm về hiệu lực đối kháng với người thứ ba chưa được quy định trong Bộ luật dân sự.

Hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong giao dịch bảo đảm là Khi xác lập giao dịch bảo đảm hợp pháp thì quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong trong giao dịch bảo đảm không chỉ phát sinh đối với các chủ thể trực tiếp tham gia giao dịch (bên nhận bảo đảm và bên bên bảo đảm) mà trong những trường hợp luật định còn phát sinh hiệu lực và có giá trị pháp lý đối với cả người thứ ba không phải là chủ thể trong giao dịch bảo đảm; thời điểm phát sinh hiệu lực kể từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.

Thời điểm biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng?

Có ba thời điểm biện pháp bảo đảm sẽ phát sinh hiệu lực đối kháng là: thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm; thời điểm nắm giữ tài sản và thời điểm chiếm giữ tài sản. Cụ thể như sau:

Thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm

Thời điểm nắm giữ tài sản

  • Cầm cố động sản
  • Đặt cọc
  • Ký cược
  • Ký quỹ

Thời điểm chiếm giữ: cầm giữ tài sản. (Thuật ngữ “chiếm giữ” được dùng riêng cho biện pháp cầm giữ tài sản; nó mang tính chất tiêu cực hơn so với thuật ngữ “nắm giữ” tuy nhiên về bản chất thì không khác nhau.)

Quyền của bên nhận bảo đảm khi phát sinh hiệu lực đối kháng?

Căn cứ khoản 2 Điều 297 Bộ luật dân sự 2015; “Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật này và luật khác có liên quan”.

Quyền truy đòi tài sản bảo đảm

Căn cứ Điều 7 Nghị định 21/2021/NĐ-CP:

Quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không thay đổi hoặc chấm dứt; trong trường hợp tài sản bảo đảm bị chuyển giao cho người khác do mua bán; tặng cho;… chuyển giao khác về quyền sở hữu; chiếm hữu; sử dụng hoặc được lợi về tài sản bảo đảm không có căn cứ pháp luật và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2.

Quyền truy đòi của bên nhận bảo đảm; đối với tài sản bảo đảm không áp dụng đối với tài sản sau đây:

  • Tài sản bảo đảm đã được bán; được chuyển nhượng; đã được chuyển giao khác về quyền sở hữu; do có sự đồng ý của bên nhận bảo đảm; và không được tiếp tục dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
  • Tài sản thế chấp được bán; được thay thế; được trao đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 321 của Bộ luật Dân sự
  • Tài sản bảo đảm không còn hoặc bị thay thế bằng tài sản khác quy định tại Điều 21 Nghị định này
  •  Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự; luật khác liên quan.

Trường hợp bên bảo đảm là cá nhân chết; pháp nhân chấm dứt tồn tại thì quyền truy đòi tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm không chấm dứt.

Quyền ưu tiên thanh toán

Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:

  •  Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;
  • Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba; có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba; thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước
  • Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.

Như vậy, giữa 1 biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng và 1 biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng; thì bên nhận bảo đảm nào có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng sẽ được ưu tiên thanh toán trước so với bên còn lại khi xử lý tài sản bảo đảm. Và nếu các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng; thì ưu tiên bên phát sinh hiệu lực đối kháng trước.

Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

1. Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định.

2. Trường hợp được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

3. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Có thể bạn cần biết

Như vậy ta có thể hiểu rằng; khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm cũng phát sinh quyền truy đòi đối với tài sản bảo đảm khi tài sản bị chuyển giao cho người khác và quyền được ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Quyền của bên nhận bảo đảm khi phát sinh hiệu lực đối kháng?

Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi thắc mắc về vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Ngân hàng phát mại tài sản là gì?

Phát mại tài sản là quá trình ngân hàng; hoặc đơn vị cho vay vốn công bố và bán tài sản đảm bảo; công khai theo đúng trình tự; thủ tục mà pháp luật đã quy định. Số tiền bán được từ tài sản bảo đảm sẽ dùng để thanh toán khoản nợ đã vay của ngân hàng; mà không có khả năng chi trả. Sau khi thanh toán hết khoản nợ; số tiền còn lại sẽ được trao trả cho khách hàng. Nếu là công ty cổ phần thì phần còn lại sẽ được chia cho các cổ đông; theo tỷ lệ cổ phần mà cổ đông nắm giữ…

Ngân hàng có được phát mại tài sản thế chấp không?

Ngân hàng có quyền phát mại tài sản thế chấp nếu khách hàng vay vốn vi phạm nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng; và được sự đồng ý của bên thế chấp tài sản.

Chấm dứt thế chấp tài sản là gì?

Chấm dứt việc thế chấp là việc các bên trả lại cho nhau những giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp và kể từ thời điểm đó, tài sản đó không thuộc phạm vi của quan hệ dân sự đã giao kết của hai bên.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Dân sự · Tư vấn luật

Trả lời