Quy định về mức tiền lương khi làm thêm vào dịp Tết Âm lịch?

24/01/2022
Quy định về mức tiền lương khi làm thêm vào dịp Tết Âm lịch
1150
Views

Còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Người lao động khắp nơi đều đang cố gắng làm việc để có thể có một cai Tết ấm no. Không ít người lao động tiếp tục làm thêm vào dịp Tết này. Và một trong các vấn đề mà họ quan tâm nhất chính là mức tiền lương khi làm vào dịp Tết. Được hưởng bao nhiêu phần trăm lương của ngày bình thường? Có được thưởng thêm gì không? Cùng Luật sư X tìm hiểu Quy định về mức tiền lương khi làm thêm vào dịp Tết Âm lịch. Mời bạn đọc tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quy định về nghỉ lễ, tết

Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:

“1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.”

Như vậy, theo quy định thì Tết Âm lịch người lao động (NLĐ) sẽ được nghỉ hưởng nguyên lương 05 ngày (từ 29 tết đến mùng 03 tết). Do đó dù không đi làm nhưng người lao động vẫn được hưởng lương những ngày này.

Mức tiền lương khi làm thêm vào dịp Tết Âm lịch

Quy định pháp luật

Nếu người lao động đi làm vào ngày Tết âm lịch thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) sẽ phải trả tiền lương làm thêm giờ cho họ theo quy định tại khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:

“1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Mức hưởng lương mỗi ngày nghỉ Tết

Theo đó, nếu bạn đi làm vào ngày nghỉ Tết này sẽ được hưởng lương như sau:

+ 400% lương ngày bình thường (làm việc ban ngày)

+ 430% lương ngày bình thường (làm việc ban đêm)

+ Làm thêm ban đêm: cộng thêm 20%*400% = 80% lương ngày bình thường

Vậy thấp nhất người lao động đi làm sẽ được hưởng 400 % lương ngày bình thường và tối đa là 480% lương ngày bình thường (nếu làm thêm ban đêm).

Ngoài ra tùy từng cơ sở làm việc có thể thưởng thêm cho người lao động làm việc trong những ngày này.

Người sử dụng lao động có được bắt người lao động đi làm vào ngày nghỉ lễ tết ?

Theo điểm a Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 và điểm a Khoản 1 Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP một trong những điều kiện tiên quyết để NSDLĐ sử dụng NLĐ làm thêm giờ ngày Tết là phải được sự đồng ý từ NLĐ với 03 nội dung sau:

– Thời gian làm thêm;

– Địa điểm làm thêm;

– Công việc làm thêm.

Như vậy, trong điều kiện bình thường, người lao động có quyền từ chối làm thêm giờ các ngày Tết. Người sử dụng lao động không có quyền dùng lý do này để kỷ luật người lao động.

Bắt người lao động đi làm vào ngày nghỉ lễ tết bị xử lý như thế nào?

Trường hợp người sử dụng lao động buộc người lao động đi làm vào ngày Tết mà không có sự đồng ý của người lao động là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Theo Điều 18 Nghị định 12/2022 quy định về xử phạt người lao động vi phạm về việc làm ngày nghỉ Tết của người lao đông như sau:

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;

b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.

Theo đó nếu bắt người người lao động đi làm vào ngày lễ Tết mà không được họ đồng ý thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt lên tới 25.000.000 triệu đồng.

Bên cạnh đó nếu huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật tùy số lượng người lao động còn bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.

Thông tin liên hệ luật sư X

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “Quy định về mức tiền lương khi làm thêm vào dịp Tết Âm lịch”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc để hưởng các dịch vụ tư vấn luật vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Các trương hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc là gì?

Người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc trong các trường hợp sau:
– Người lao động có đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu và thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
– Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định.
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không thuộc quy định hoặc không báo trước theo đúng luật.
– Người lao động không làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên.
– Người lao động đã được hưởng trợ cấp mất việc hoặc thôi việc theo quy định.

Người lao động được nghỉ giữa giờ làm việc bao lâu?

Theo Điều 64 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:
1. Thời gian nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục theo quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động được áp dụng đối với người lao động làm việc từ 06 giờ trở lên trong một ngày, trong đó có ít nhất 03 giờ làm việc trong khung giờ làm việc ban đêm quy định tại Điều 106 của Bộ luật Lao động.
2. Thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc đối với trường hợp làm việc theo ca liên tục quy định tại khoản 3 Điều 63 Nghị định này ít nhất 30 phút, riêng trường hợp làm việc ban đêm thì được tính ít nhất 45 phút.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.