Trường hợp được xóa tiền án, tiền sự theo quy định pháp luật

24/01/2022
Văn bản pháp luật nào có hiệu lực pháp lý cao nhất
811
Views

Con người có ai chưa từng sai lầm, có ai chưa từng vi phạm pháp luật? Mặc dù, sau khi chấp hành xong hình phạt, mức phạt, chịu trách nhiệm cho hành vi của mình thì người vi phạm, dù là vi phạm hành chính hay hình sự đều có thể trở lại cuộc sống của họ trước đây, hòa nhập với xã hội. Tuy nhiên, họ là người đã từng vi phạm, từng phạm sai lầm, nên cho dù như thế nào, họ cũng là người từng có “tiền án”, “tiền sự”. “Tiền án”, “tiền sự” là cụm từ mà không ai muốn nó xuất hiện trên nhân thân của mình, bởi nó như một vết tích ảnh hưởng đến lý lịch của người này, ảnh hưởng đến công việc sau này, cũng như là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc bị truy cứu hay không truy cứu trách nhiệm hình sự của một người trong vụ việc hình sự. Vậy trường hợp được xóa tiền án, tiền sự theo quy định pháp luật là gì? Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn quy định pháp luật về vấn đề nêu trên.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Tiền án là gì?

Căn cứ vào Điều 69, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, theo đó tiền án (hay còn gọi là án tích) được hiểu là đặc điểm xấu về nhân thân của người bị kết án và áp dụng hình phạt được ghi và lưu lại trong lý lịch tư pháp trong thời gian luật định.

Trước đây, Nghị quyết 01-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 18/10/1990 (hết hiệu lực) có quy định gián tiếp về tiền án, tiền sự tại điểm b khoản 2 Mục II như sau:

“b) Người đã được xóa án thì không coi là có tiền án. Người đã được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính (tức là đã được coi như chưa bị kỷ luật, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính) thì không coi là có tiền sự. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 01 năm, thì không coi là có tiền sự nữa. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 01 năm, thì không coi là tiền sự nữa.”

Tiền sự là gì?

Một người có hành vi vi phạm pháp luật nhưng không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự, mà bị xử phạt hành chính, kỷ luật. Trong trường hợp họ đã thực hiện xong hình phạt nhưng chưa được xóa kỷ luật, xóa vi phạm hành chính thì coi là người có tiền sự.

Trường hợp được xóa tiền án, tiền sự theo quy định pháp luật

Người đã được xóa án tích được xác định là chưa có tiền án. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định 03 trường hợp được xóa án tích gồm:

– Đương nhiên được xóa án tích (Điều 70)

– Xóa án tích theo quyết định của Tòa án (Điều 71)

– Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt: Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định (Điều 72).

Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như sau:

“1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.”

Hậu quả pháp lý khi xóa tiền án, tiền sự

  • Một người được xóa án tích coi như chưa bị kết án (Điều 69, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017).
  • Một người khi được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính tại Điều 7, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi, bổ sung 2020 thì người đó sẽ không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Thủ tục xóa tiền án, tiền sự

  • Thủ tục xóa án tích: Đối với trường hợp đương nhiên xóa án tích, người làm đơn xin xóa án tích, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp sẽ cấp phiếu lý lịch tư pháp nếu xét thấy đơn hợp lệ.

Đối với các trường hợp quy định tại Điều 71, 72, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 do Tòa án quyết định.

Thế nào được coi là Phạm tội lần đầu ?

Phạm tội lần đầu được hiểu nôm na là từ trước đến nay chưa phạm tội lần nào. Tuy nhiên không thể hiểu một cách đơn giản là đây là lần đầu tiên phạm tội. Trước đó họ đã từng phạm tội hoặc bị kết án nhưng rơi vào một trong các trường hợp theo quy định thì cũng được coi là phạm tội lần đầu.

Điều kiện để được coi là phạm tội lần đầu?

Theo Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC thì phạm tội lần đầu là từ trước đến nay chưa phạm tội lần nào. Nếu trước đó đã phạm tội và bị kết án, nhưng đã được xóa án tích hoặc chưa bị kết án, nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị kết án, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nay bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong cùng lần phạm tội sau, thì không được coi là phạm tội lần đầu.

Bên cạnh đó Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP cũng quy định về phạm tội lần đâu như sau:

“Được coi là phạm tội lần đầu và có thể xem xét nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Trước đó chưa phạm tội lần nào;

b) Trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được miễn trách nhiệm hình sự;

c) Trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng;

d) Trước đó đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích.”

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Trường hợp được xóa tiền án, tiền sự theo quy định pháp luật”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Án treo là gì?

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

Trường hợp được hưởng án treo?

+ Người phạm tội là người chủ mưu; cầm đầu; chỉ huy; ngoan cố chống đối; côn đồ; dùng thủ đoạn xảo quyệt; có tính chất chuyên nghiệp; lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi; cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
+ Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn; và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.
+ Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.
+ Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
+ Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
+ Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.