Bị xử lý kỷ luật không đúng người lao động phải làm gì ?

14/08/2021
576
Views

Xử lý kỷ luật lao động là một trong những cách thức để duy trì nề nếp; trật tự doanh nghiệp. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp đã; lạm dụng việc này để sa thải, kỷ luật người lao động trái phép. Vậy, khi Bị xử lý kỷ luật không đúng người lao động phải làm gì? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Xử lý kỷ luật lao động là gì ?

Để hiểu Bị xử lý kỷ luật không đúng người lao động phải giải quyết thế nào? Ta cần hiểu vậy xử lý kỷ luật lao động là gì? Các hình thức xử lý và từ đó căn cứ vào tình hình thực tế; mà có cách bảo vệ quyền lợi cho mình trong mỗi trường hợp tốt hơn.

Xử lý kỷ luật lao động là việc người sử dụng lao động đưa ra các hình thức xử lý; đối với người lao động có hành vi vi nội quy lao động; được người sử dụng lao động ban hành. Việc buộc người lao động; chịu một trong các hình thức kỷ luật là cách thức để ổn Định lại trật tự lao động.

Quy định về các hình thức xử lý kỷ luật lao động.

Hiện nay theo quy định của Điều 124 Bộ Luật lao động 2019; pháp luật hiện hành quy định về các hình thức xử lý kỷ luật bao gồm 4 hình thức chính :

  • Khiển trách: áp dụng đối với người lao động phạm lỗi lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ.
  • Kéo dài thời hạn nâng bậc lương không quá 6 tháng: áp dụng với người lao động; đã bị khiển trách bằng bằng văn bản mà tái phạm trong thời gian 3 tháng; kể từ ngày bị khiển trách hoặc những hành vi vi phạm đã được quy định trong nội quy lao động.
  • Cách chức: là buộc người lao động thôi giữ chức vụ khi chưa hết thời hạn được giao.
  • Sa thải: là hình thức xử lý kỷ luật lao động cao nhất và chỉ được áp dụng; khi thuộc một trong ba trường hợp quy định tại Điều 126 Bộ luật lao động.

Các hình thức xử lý kỷ luật này phải được quy định rõ trong nội quy, quy chế làm việc; khi vi phạm ở mức độ như thế nào thì sẽ áp dụng theo mức kỷ luật đó. Nội quy lao động này phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật. Trong trường hợp bị xử lý kỷ luật không đúng thì người lao động có thể tiến hành các biện pháp tự bảo vệ.

Bị xử lý kỷ luật không đúng người lao động có quyền khiếu nại quyết định

Khi Bị xử lý kỷ luật không đúng theo quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, trước hết, người lao động yêu cầu người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định của mình. Thời hiệu khiếu nại là 180 ngày; kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định (khoản 1 Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP).

Trường hợp không đồng ý hoặc quá 30 ngày mà người sử dụng lao động không giải quyết thì người lao động được quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Chánh thanh tra Bộ Lao động Thương binh và xã hội là chủ thể cuối cùng về giải quyết khiếu nại của người lao động theo thủ tục hành chính.

Có thể bạn quan tâm

Khởi kiện khi Bị xử lý kỷ luật không đúng

Khi Bị xử lý kỷ luật không đúng sau khi khiếu nại không thành công thì người lao động có thể lựa chọn bước tiếp theo đó là khởi kiện tại tòa án. Trước khi khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết, người lao động phải thực hiện hòa giải tại hòa giải viên lao động, trừ trường hợp bị kỷ luật theo hình thức sa thải.

Trường hợp hoà giải không thành hoặc người sử dụng lao động không thực hiện phương án hòa giải hoặc hết 05 ngày làm việc mà hoà giải viên lao động không hoà giải thì người lao động khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết.

Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải là 06 tháng, và thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết là 01 năm, kể từ ngày nhận ra quyết định xử lý kỷ luật là không thỏa đáng.

Trong khi chờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết, người lao động bị xử lý kỷ luật vẫn phải chấp hành quyết định kỷ luật lao động. Tuy nhiên, thực tế, khi kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải không đúng, việc người lao động được trở lại làm việc là rất khó khăn.

Hậu quả của việc bị xử lý kỷ luật không đúng

Trường hợp khiếu nại; khởi kiện thành công khi Bị xử lý kỷ luật không đúng người sử dụng lao động phải có các trách nhiệm sau:

  • Thu hồi lại các quyết định xử lý kỷ luật không đúng
  • Tiến hành khôi phục, bồi thường trong trường hợp gây ảnh hưởng đến người lao động

Đối với trường hợp xử lý kỷ luật là sa thải đối với người lao động; thì hậu quả pháp lý được quy định cụ thể tại điều 41 Bộ luật lao động 2019 như sau:

  • Nhận người lao động làm việc trở lại; trả lương và đóng bảo hiểm xã hội trong các tháng chấm dứt trái luật
  • Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc; thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này; người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định
  • Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động…

Liên hệ Luật Sư 247

Hi vọng, qua bài viết”Bị xử lý kỷ luật không đúng người lao động phải làm gì ? giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.

Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư 247, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.

Hotline : 0936.408.102

Câu hỏi thường gặp

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động kéo dài bao lâu.

Theo quy định tại tại khoản 1 điều 123 luật lao động; thì ” Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính; tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.”

Trường hợp hết thòi hạn xử lý kỷ luật lao động được quy định thì người sử dụng lao động có được xử lý kỷ luật lao động không.

Trong trường hợp hết thời hạn xử lý kỷ luật lao động; thì người sử dụng lao động không được quyền sử lý kỷ luật lao động đối với người lao động; trừ một số trường hợp khác được quy định về gia hạn thời hạn xử lý kỷ luật.

Trường hợp người sử dụng lao động lập biên bản xử lý kỷ luật lao động; đối với người lao động mà không có chữ ký của người lao động có hợp pháp không.

người sử dụng lao động khi lập biên bản ghi nhận hành vi vi phạm của người lao động; thì phải có chữ ký của người lao động. Trường hợp người lao động; không ký thì phải có chữ ký của người làm chứng thì mới có giá trị pháp lý.

 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Trả lời