Quy định về logo công ty theo pháp luật năm 2022

01/07/2022
Quy định về logo công ty theo pháp luật
976
Views

Nhiều chủ doanh nghiệp không nhận thức được tầm quan trọng của logo công ty nên không thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ logo của công ty mình. Như thế cũng có nghĩa là, logo công ty không được pháp luật bảo hộ, do đó bất cứ ai cũng có thể sử dụng. Điều này gây ảnh hưởng đến tên tuổi, uy tín của công ty trong quá trình hoạt động. Vậy, quy định về logo công ty theo pháp luật như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là logo công ty?

Logo (viết tắt của từ Logotype) hay biểu trưng trong tiếng Việt là một yếu tố đồ họa kết hợp với cách thức thể hiện nó để tạo thành một nhãn hiệu hay thương hiệu, hình ảnh đại diện cho một công ty, tổ chức hoặc hình ảnh biểu trưng của một sự kiện, cuộc thi, phong trào hay một cá nhân nào đó.

Logo công ty được thể hiện bằng những dấu hiệu là chữ cái, hình ảnh hay từ ngữ,… có thể nhận diện được bằng mắt thường và có sự khác biệt với những logo của doanh nghiệp khác.

Đối với một công ty thì logo như một biểu tượng đặc trưng do công ty đó, giúp khách hành nhận diện được thương hiệu và chính sản phẩm của thương hiệu đó.

Quy định về logo công ty như thế nào
Quy định về logo công ty như thế nào

Quy định về logo công ty hiện nay

Logo công ty là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới 02 loại hình:

Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng (Điểm g Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ)

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.

Như vậy, logo công ty có thể được coi là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và được bảo hộ quyền tác giả.

Nhãn hiệu (Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ)

Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Công ty có thể đăng ký bảo hộ cho logo của mình theo một trong hai đối tượng trên, trong đó:

  • Mức độ bảo hộ cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng yếu hơn so với bảo hộ nhãn hiệu vì chỉ khi doanh nghiệp khác có logo giống hệt hoặc giống đến mức tối đa, người đó mới bị vi phạm bản quyền. Còn nhãn hiệu chỉ có dấu hiệu trùng hoặc tương tự thì đã bị vi phạm.
  • Nhãn hiệu chỉ được bảo hộ khi chủ sở hữu tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ theo nguyên tắc thuộc về người nộp đơn đầu tiên. Còn logo mặc nhiên được bảo hộ khi tác phẩm hoàn thành.

Căn cứ vào mục đích sử dụng logo mà người chủ sở hữu có thể lựa chọn tiến hành đăng ký bản quyền hoặc đăng ký nhãn hiệu. Hoặc để đảm bảo lợi ích tốt nhất thì có thể tiến hành đăng ký cả hai thủ tục này.

Công ty có bắt buộc phải đăng ký logo không?

Các công ty thực hiện đăng ký logo với mục đích chính là thiết lập biện pháp bảo hộ, bảo vệ cho logo bằng pháp luật.

Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp về thành lập công ty, hoạt động công ty và Luật Sở hữu trí tuệ thì không có quy định bắt buộc công ty phải thực hiện đăng ký logo với cơ quan có thẩm quyền.

Tuy nhiên, hầu hết các chủ thể đều thực hiện thủ tục đăng ký này hoặc thực hiện các thủ tục khác có tính chất tương tự để bảo hộ cho sản phẩm trí tuệ của mình như đăng ký bản quyền, đăng ký kiểu dáng công nghiệp,…

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì đăng ký logo không phải là thủ tục bắt buộc các công ty phải thực hiện khi thiết kế được logo cho riêng mình. Nếu công ty thấy việc đăng ký là không cần thiết hoặc công ty có thể tự bảo vệ cho logo của mình khi có tranh chấp thì công ty có thể lựa chọn không đăng ký.

Quy định về logo công ty theo pháp luật
Quy định về logo công ty theo pháp luật

Vai trò pháp lý của logo công ty

Dưới góc nhìn pháp lý, logo với những đặc tính cụ thể là một phần của nhãn hiệu – một dấu hiệu có tính pháp lý đặc thù. 

Nhãn hiệu là một dấu hiệu có chức năng rõ rệt là để phân biệt giữa hàng hóa hoặc dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác nhau. Nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ có thể là nội dung chữ, là nội dung từ hoặc là một mẫu nhãn hiệu gồm cả nội dung chữ và nội dung từ. Thông qua nhãn hiệu, khách hàng, đối tác nhận diện được hàng hóa/dịch vụ của bạn và phân biệt được hàng hóa/dịch vụ của bạn với hàng hóa/dịch vụ của người khác. Đây là chức năng pháp lý của nhãn hiệu hay logo công ty.

Chức năng này biểu đạt có thể đơn giản nhưng sau đó là rất nhiều vai trò khác quan trọng. Tuy nhiên, không nhiều chủ doanh nghiệp có thể nhận thức và nắm được sự quan trọng của việc đăng ký logo công ty. Chính vì thế, không thực hiện hoặc thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ cho logo của công ty mình sau khi hoạt động lâu năm. Như thế cũng đồng nghĩa với, logo, nhãn hiệu của công ty không được pháp luật bảo hộ – bất cứ ai cũng có thể sử dụng và đăng ký muộn đồng nghĩa với rủi ro trong thời gian chưa đăng ký có thể bị một bên thứ ba đăng ký mất.

Logo, nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trong thời buổi kinh tế thị trường phát triển, sự ra đời của hàng loạt các nhãn hàng, thương hiệu. Các hoạt động giả mạo, cạnh tranh không lành mạnh xảy ra thường xuyên, nếu doanh nghiệp không sở hữu cho mình một dấu hiệu nhận biết riêng, thì khả năng công ty phải chịu rủi ro pháp lý là điều khó tránh khỏi.

Hơn thế nữa, tình trạng pháp lý đối với quyền sở hữu nhãn hiệu của công ty có thể rơi vào trầm trọng nếu nhãn hiệu bạn đang kinh doanh bị đối thủ đăng ký logo nhãn hiệu đó trước thì họ đương nhiên sở hữu độc quyền với logo và nhãn hiệu đó. Khi đó, họ có thể có quyền cấm bạn sử dụng. Như vậy mọi công sức, chi phí, kế hoạch xây dựng thương hiệu, các hoạt động marketing, quảng cáo cho công ty sẽ không còn.

Dịch vụ đăng ký bảo hộ Logo của Luật Sư 247

Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh, dễ biến đổi. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ Logo sẽ khiến logo có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng. Trong khi đó, quy trình đăng ký bảo hộ logo với nhiều thủ tục, nếu các doanh nghiệp tự thực hiện sẽ gặp nhiều rủi ro. Việc sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ Logo của Luật Sư 247 sẽ khiến quý khách yên tâm trong từng khâu thực hiện:

  • Tư vấn về giấy tờ, thủ tục thời gian cần thiết nhất cho việc đăng ký bảo hộ Logo.
  • Tư vấn hình thức đăng ký bảo hộ Logo phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
  • Biên soạn hồ sơ đăng ký; cung cấp cho khách hàng những biểu mẫu phù hợp nhất, mới nhất.
  • Là đại diện thay cho khách hàng tiến hành nộp hồ sơ đăng ký, nhận và trả lời thẩm định, nộp các khoản phí, lệ phí.
  • Thay mặt cho khách hàng theo dõi quá trình xử lý hồ sơ.
  • Bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên thụ lý hồ sơ (nếu có).
  • Tiếp nhận các loại giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ Logo và bàn giao tới Quý khách hàng.
  • Làm khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận (nếu có).
  • Tư vấn xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với Logo đã đăng ký (nếu có).

Chi phí đăng ký dịch vụ bảo hộ Logo của Luật sư 247

Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Mời bạn tham khảo bảng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của chúng tôi

Bảng giá dịch vụ đăng ký logo của Luật sư 247
Bảng giá dịch vụ đăng ký logo của Luật sư 247

Video Luật sư 247 giải đáp về Đăng ký bảo hộ Logo

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề: “Quy định về logo công ty theo pháp luật năm 2022”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn. Nếu quý khách có nhu cầu khác như soạn thảo giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ logo, Tạm ngừng kinh doanh,…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Logo có là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ?

Luật sở hữu trí tuệ hiện hành không có quy định bảo hộ riêng cho logo. Vậy để một logo được bảo hộ thì phải đảm bảo điều kiện theo quy định về bảo hộ nhãn hiệu.

Sử dụng logo của doanh nghiệp khác bị xử lý ra sao?

Pháp luật quy định rõ, khi tổ chức, doanh nghiệp đã đăng ký logo, nếu cá nhân, đoàn thể nào sử dụng logo của công ty khác sẽ bị xử lý hành chính, phạt tiền.

Điều kiện để logo được pháp luật bảo hộ?

Căn cứ Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ như sau:
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Như vậy khi một logo đạt được các điều kiện trên thì được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu.

     

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.