Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ đối với viên chức thế nào?

04/12/2023
Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ đối với viên chức
178
Views

Theo quy định pháp luật, để đăng ký dự tuyển viên chức, cá nhân phải đáp ứng những điều kiện luật định về trình độ chuyên môn, kỹ năng tin học, ngoại ngữ tùy vào từng vị trí đăng ký dự tuyển. Theo đó, viên chức hiện nay phải có những chứng chỉ bổ sung chẳng hạn như chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học để đủ điều kiện đăng ký dự tuyển. Vậy quy định về chứng chỉ ngoại ngữ đối với viên chức như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 02/2022/TT-BCT;
  • Thông tư 06/2021/TT-BTP;
  • Thông tư 2/2021/TT-BNV.

Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ đối với viên chức như thế nào?

Theo quy định hiện nay, viên chức khi làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập phải có những chứng chỉ liên quan đến công nghệ thông tin, ngoại ngữ. Vì nhu cầu thực tế cũng như sự hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam hiện nay nên hầu như các vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan nhà nước đều yêu cầu các chứng chỉ này. Ngay cả giáo viên cũng cần có chứng chỉ ngoại ngữ cho giáo viên đầy đủ.

Theo Thông tư 02/2022/TT-BCT quy định về mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức Quản lý thị trường do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành đã bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học với công chức Quản lý thị trường.

Theo Thông tư 06/2021/TT-BTP Thông tư bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ trong lĩnh vực thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành đã bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học với công chức thi hành án dân sự.

Theo quy định tại Thông tư 2/2021/TT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành đã bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học với công chức hành chính, văn thư.

Theo quy định tại Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành đã bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học với công chức kế toán, thuế, hải quan.

Theo Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành thư viện do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành đã bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học với viên chức thư viện.

Theo Thông tư 03/2022/TT-BYT sửa đổi quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành đã bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học với viên chức ngành y tế.

Theo Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành di sản văn hóa do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành đã bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học với viên chức ngành di sản văn hóa.

Theo Thông tư 08/2022/TT-BTTTT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin đã bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học với viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin.

Theo Thông tư 07/2022/TT-BTTTT sửa đổi Thông tư 46/2017/TT-BTTTT quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông đã bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học với viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông.

Theo Thông tư 03/2022/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở đã bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở.

Như vậy, không phải tất cả công chức, viên chức đều cần có chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học.

Những ngành sau công chức, viên chức các đã đây sẽ được bãi bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học bao gồm:

  • Công chức quản lý thị trường;
  • Công chức thi hành án dân sự;
  • Công chức hành chính, văn thư;
  • Công chức kế toán, thuế, hải quan;
  • Viên chức thư viện;
  • Viên chức ngành y tế;
  • Viên chức ngành di sản văn hóa;
  • Viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin;
  • Viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông;
  • Viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở.

Điều kiện để đăng ký dự tuyển công chức như thế nào?

Công chức, viên chức khi đăng ký dự tuyển trước tiên phải đáp ứng những điều kiện đăng ký dự tuyển. Những điều kiện này được pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức quy định khá cụ thể. Dưới đây là quy định pháp luật về các điều kiện này.

Theo Điều 4 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, điều kiện đăng ký dự tuyển công chức bao gồm:

Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:

  • Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
  • Đủ 18 tuổi trở lên;
  • Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
  • Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
  • Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
  • Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;
  • Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.

Cơ quan sử dụng công chức xác định các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển công chức, phù hợp với khung năng lực vị trí việc làm nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo và báo cáo bằng văn bản để cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định.

Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ đối với viên chức
Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ đối với viên chức

Đối tượng nào được cộng điểm ưu tiên trong dự tuyển công chức?

Ngoài những cá nhân đăng ký dự tuyển công chức phải trải qua kỳ thi công chức thì có những đối tượng được ưu tiên trong việc tuyển dụng công chức. Sự ưu tiên này được thể hiện ở chỗ là những đối tượng này sẽ được cộng điểm ưu tiên khi thi tuyển hoặc xét tuyển. Dưới đây là quy định pháp luật cụ thể về đối tượng được cộng điểm ưu tiên trong dự tuyển công chức.

Theo Điều 5 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về các đối tượng sau đây được cộng điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức như sau:

  • Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
  • Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị: được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
  • Tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh: được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
  • Con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
  • Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư 247 sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ đối với viên chức” hoặc cung cấp dịch vụ khác liên quan như là Xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Viên chức là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định về viên chức theo đó:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Căn cứ tuyển dụng viên chức là gì?

Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức phê duyệt hoặc quyết định theo thẩm quyền để làm căn cứ tuyển dụng trước mỗi kỳ tuyển dụng. Nội dung kế hoạch tuyển dụng bao gồm:
– Số lượng người làm việc được giao và số lượng người làm việc chưa sử dụng của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức;
– Số lượng viên chức cần tuyển ở từng vị trí việc làm;
– Số lượng vị trí việc làm cần tuyển đối với người dân tộc thiểu số (nếu có), trong đó xác định rõ chỉ tiêu, cơ cấu dân tộc cần tuyển;
– Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm;
– Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển;
– Các nội dung khác (nếu có).

Thẩm quyền tuyển dụng viên chức thuộc về ai?

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thì cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức hoặc phân cấp cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.