Quy định về thế chấp nhà ở tái định cư hiện nay

30/01/2022
Quy định về thế chấp nhà ở tái định cư hiện nay
841
Views

Nhà ở, đất tái định cư có bản chất là do nhà nước hoặc một chủ đầu tư thực hiện với mục đích làm quỹ nhà ở cho người bị thu hồi nhà đất tái ổn định cuộc sống, phục vụ giải phóng mặt bằng. Chính vì đặc trưng này mà việc cấp cũng như giáo dịch đối tượng này được quy định chặt chẽ? Vậy làm thế nào để có thể thế chấp nhà ở tái định cư? Cần đáp ứng các điều kiện gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu Quy định về thế chấp nhà ở tái định cư hiện nay. Mong rằng chúng có thể giúp bạn tránh gặp những trường hợp rắc rối trong tương lai. Mời bạn đọc tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Nhà ở tái định cư

Thế nào là nhà ở tái định cư?

Tái định cư là chính sách ổn định, bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Khi chủ sở hữu nhà, đất, các tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, Nhà nước sẽ sở hữu nghĩa vụ bồi thường, đền bù và hướng dẫn tái định cư hợp lý theo mức quy định. Hoặc chính quyền sẽ cấp nhà ở xây sẵn giúp ổn định lại cuộc sống hiện đại của người dân. Đó có thể là căn hộ chung cư hoặc tái định cư lân cận mặt đất.

Nhà ở tái định cư là nhà ở được xây sẵn bố trí cho cá nhân, hộ gia đình thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước giải tỏa, thu hồi đất theo quy định. (Khoản 6 Điều 3 Luật Nhà ở 2014)

Đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở tái định cư

Các đối tượng này được quy định tại Điều 30 Nghị định 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Các đối tượng này gồm:

a) Hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thuộc diện bị giải tỏa khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

b) Hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất ở gắn với nhà ở và phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai và không có chỗ ở nào khác;

c) Hộ gia đình, cá nhân là chủ sở hữu nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quy định tại Điều 110 của Luật Nhà ở.

Điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư

Điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư được quy định như sau:

a) Trường hợp đối tượng quy định tại Điểm a và Điểm b ở trên có nhu cầu mua nhà ở phục vụ tái định cư do Nhà nước đầu tư thì phải có tên trong danh sách được bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; và có đơn đề nghị bố trí nhà ở tái định cư theo mẫu do Bộ Xây dựng ban hành;

b) Trường hợp đối tượng quy định tại Điểm a và Điểm b ở trên có nhu cầu thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội thì phải có tên trong danh sách được bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, có đơn đề nghị bố trí nhà ở tái định cư bằng nhà ở xã hội theo mẫu; và phải thuộc diện chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở;

c) Trường hợp thuộc đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này thì được bố trí nhà ở tái định cư theo quy định tại Điều 115, Điều 116 của Luật Nhà ở và pháp luật về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

Thế chấp nhà ở tái định cư

Nhà ở tái định cứ có thể thuộc loại hình nhà ở xã hội hoặc không. Do đó tùy loại hình mà việc thế chấp nhà ở tái định cư phải đáp ứng các điều kiện khác nhau. Theo đó:

Thế chấp nhà ở tái định cư là nhà ở xã hội

Người mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội chỉ được thế chấp khi có đủ các điều kiện:

  • Đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua theo hợp đồng
  • Đủ thời hạn 5 năm tính từ thời điểm thanh toán hết tiền mua nhà đến thời điểm thế chấp.
  • Người mua, thuê mua nhà đã được cấp giấy chứng nhận
  • Thế chấp nhà ở tái định cư
  • Nếu nhà tái định cư không thuộc loại hình nhà ở xã hội thì sẽ chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện tham gia giao dịch tại quy định tại Điều 118 Luật nhà ở năm 2014 là có thể thế chấp nhà mà không bị hạn chế về mục đích.

Các điều kiện để nhà ở tái định cư có thể thế chấp

Nhà ở tái định cư vẫn có thể thế chấp. Nếu không thuộc loại nhà ở xã hội và đáp ứng đủ điều kiện Điều 118 Luật nhà ở 2014.

Cụ thể các điều kiện để nhà ở tái định cư có thể thế chấp là:

  • Có giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật; một số trường hợp nhà ở tái định cư không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận.
  • Không có các tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện, về quyền sở hữu; nếu nhà ở sở hữu có thời hạn thì phải trong hạn sở hữu.
  • Không thuộc đối tượng bị kê biên thi hành án, chấp hành quyết định hành chính có hiệu lực.
  • Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
  • Đất tái định cư là đất do nhà nước cấp để hồi thường thu hồi đất và hỗ trợ người dân bị thu hồi đất ổn định cuộc sống. Vì vậy về mặt pháp lý người được cấp đất tái định cư là đất ở có đủ quyền sở hữu.

Nhà ở tái định cư có được tách sổ đỏ

Do đó đất tái định cư đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì về bán chất người có quyền sử dụng đất hợp pháp này hoàn toàn có các quyền như các loại đất ở thông thường khách. Vì vậy loại đất tái định cư có thể được tách sổ đỏ nếu nó đảm bảo các quy định về điều kiện tách sổ đỏ theo quy định của pháp luật.

Mảnh đất mới được hình thành do tách sổ đỏ đất tái định cư phải có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của địa phương đó.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Quy định về thế chấp nhà ở tái định cư hiện nay“. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Nhà ở tái định cư có giống nhà ở xã hội?

Trước hết phải hiểu rõ khái niệm nhà ở tái định cư và nhà ở xã hội là gì bởi 2 hình thức này không phải là một. Theo quy định tại khoản 6,7 điều 3 Luật nhà ở 2014 thì bạn có thể phân biệt được 2 hình thức nhà ở xã hội và nhà ở tái định cư như sau :
” 6. Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật.
7. Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.”

Cách tính giá mua nhà ở tái định cư?

Giá nhà ở nhà tái định cư = Giá gốc + Tiền chênh. Trong đó: tiền giá trị gốc của căn hộ sẽ là khoản tiền phải đóng cho nhà nước để được cấp giấy chứng nhận. Còn phần tiền chênh thì sẽ không phải tính vào tiền đóng cho nhà nước.
Người thuộc đối tượng mua nhà tái định cư có thể tính toán về giá để đăng ký làm đơn mua nhà tái định cư. Hiện nay, một số địa phương còn có chính sách hỗ trợ cho phép mua nhà tái định cư trả dần trong 10 năm, 15 năm… để hỗ trợ người có thu nhập thấp, bị thu hồi đất tái định cư ổn định cuộc sống tốt nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.