Khi mua bán nhà đất nên công chứng hay chứng thực?

28/01/2022
Khi mua bán nhà đất nên công chứng hay chứng thực?
828
Views

Trong luật đất đai quy định khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất các bên phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng. Vậy hai thuật ngữ “công chứng” và “chứng thực” khác nhau thế nào? Khi mua bán nhà đất thì cần công chứng hay chứng thực hợp đồng chuyển nhượng? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về “Khi mua bán nhà đất nên công chứng hay chứng thực?” qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Hợp đồng khi mua bán nhà đất có bắt buộc phải công chứng hay chứng thực không?

Theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản (trong trường hợp này không bắt buộc mà theo yêu cầu của các bên).

Nơi công chứng, chứng thực hợp đồng khi mua bán nhà đất

  • Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng: Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất được chuyển nhượng.
  • Việc chứng thực thực hiện tại UBND cấp xã nơi có đất (xã, phường, thị trấn).

Như vậy, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình xây dựng…) phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng. Các bên được quyền lựa chọn công chứng hoặc chứng thực.

Nên công chứng hay chứng thực hợp đồng mua bán nhà đất?

Giống nhau

Về cơ bản, việc công chứng hay chứng thực hợp đồng mua bán nhà đất đều có đặc điểm:

  • Đều là việc chứng nhận, hay xác nhận tính có thực của một văn bản, giao dịch nào đó.
  • Người có yêu cầu công chứng/chứng thực phải trả phí theo quy định.

Khác nhau

Tiêu chíCông chứngChứng thực
Khái niệmCông chứng Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng bằng văn bản.
(Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014)
Chứng thực hợp đồng là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng
(Khoản 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP)
Thẩm quyềnThực hiện bởi Công chứng viên của Tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng; Văn phòng công chứng) trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất được chuyển nhượng.Thực hiện tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi có đất.
Trách nhiệm của người thực hiệnCông chứng viên phải chịu trách nhiệm về tính xác thực, hợp pháp của toàn bộ nội dung hợp đồng, giao dịch đã được công chứng.Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về mặt hình thức (thời gian, địa điểm giao kết; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia), không chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của văn bản đó.
Giá trị pháp lý– Hợp đồng được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp các bên trong hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
Hợp đồng được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng.

Qua đây, ta có thể thấy mặt ưu điểm của hợp đồng khi mua bán nhà đất được công chứng, đó là: có giá trị pháp lý cao hơn, tuy nhiên, phí công chứng cũng cao hơn so với chứng thực.

Ngược lại, điểm hạn chế lớn nhất của việc chứng thực hợp đồng là khi phát sinh tranh chấp thì hợp đồng không có giá trị chứng cứ chứng minh về tình tiết, sự kiện trong hợp đồng mà chỉ chứng minh về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng. Do vậy, khi chuyển nhượng nhà đất hay các giao dịch có giá trị lớn, các bên thường thỏa thuận công chứng hợp đồng để hạn chế tối đa rủi ro pháp lý phát sinh.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Khi mua bán nhà đất nên công chứng hay chứng thực?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Các câu hỏi thường gặp

Nơi công chứng, chứng thực hợp đồng khi mua bán nhà đất là ở đâu?

– Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng: Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất được chuyển nhượng.
– Việc chứng thực thực hiện tại UBND cấp xã nơi có đất (xã, phường, thị trấn).

Điểm hạn chế lớn nhất của việc chứng thực hợp đồng mua bán nhà đất là gì?

Là khi phát sinh tranh chấp thì hợp đồng không có giá trị chứng cứ chứng minh về tình tiết, sự kiện trong hợp đồng mà chỉ chứng minh về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng. Do vậy, khi chuyển nhượng nhà đất hay các giao dịch có giá trị lớn, các bên thường thỏa thuận công chứng hợp đồng để hạn chế tối đa rủi ro pháp lý phát sinh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.