Quy định mức chi thi tuyển công chức như thế nào?

05/12/2023
Quy định mức chi thi tuyển công chức
282
Views

Công chức là những cá nhân đã đáp ứng những điều kiện đăng ký thi và trúng tuyển kỳ thi tuyển công chức. Công chức làm việc trong các đơn vị, tổ chức, cơ quan thuộc Nhà nước được hưởng lương và các chế độ khác theo chính sách Nhà nước. Hiện nay, rất nhiều năm mới một kỳ thi công chức mới được tổ chức nhưng chỉ tiêu thì rất ít. Khi tổ chức kỳ thi tuyển công chức, cơ quan, đơn vị, tổ chức thi phải chuẩn bị mức chi thi tuyển công chức theo luật định. Vậy quy định mức chi thi tuyển công chức hiện nay bao nhiêu? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị quyết 14/2022/NQ-HĐND;
  • Nghị định 138/2020/NĐ-CP;
  • Nghị định 06/2023/NĐ-CP.

Quy định mức chi thi tuyển công chức

Kỳ thi tuyển công chức đòi hỏi phải được tổ chức kỹ lưỡng trong công tác coi thi, chấm thi, quản lý hồ sơ thí sinh,… Vì tính chất phức tạp cho nên có rất nhiều công chức đã và đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Nhà nước được điều động đến hỗ trợ trong kỳ thi tuyển công chức.

Nội dung, mức chi tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức; thi (xét) nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện theo bảng dưới đây.

Các đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ mức độ tự chủ tài chính, nguồn tài chính của đơn vị và quy định mức chi tại Nghị quyết 14/2022/NQ-HĐND để quyết định mức chi tại đơn vị và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ.

Số thứ tựNội dung chiMức chi (đơn vị tính: đồng)Đơn vị tính
1Chi thuê địa điểm làm việc cho Hội đồng, xây dựng đề thi/xét, in sao đề thi; thuê địa điểm tổ chức ôn tập, tổ chức thi/xét; Chi mua, thuê, vận chuyển, lắp đặt, gia công, kiểm tra các dụng cụ, nguyên vật liệu, vật tư, văn phòng phẩm, in ấn tài liệu, thẻ phục vụ công tác tổ chức thi/xét, chấm thi và các khoản chi phục vụ hoạt động của Hội đồng và các Ban giúp việc (nếu có)Chi theo thực tế (*) 
2Tổ chức các cuộc họp và làm việc của Hội đồng và các Ban giúp việc (chuẩn bị kỳ thi/xét và tổ chức kỳ thi/xét)200.000người/buổi
3Tiền công cho các chức danh là thành viên Hội đồng, Ban Chỉ đạo, Ban Giám sát kỳ thi/xét (Kể cả giám sát của Bộ, ngành Trung ương)  
3.1Chủ tịch, Trưởng ban1.200.000người/ngày
3.2Phó Chủ tịch, Phó Trưởng ban1.000.000người/ngày
3.3Ủy viên, thư ký, thành viên800.000người/ngày
4Tiền công các chức danh là thành viên các Ban Giúp việc Hội đồng (Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban Chấm thi, Ban Chấm phúc khảo, Ban Kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Ban Kiểm tra sát hạch, Ban Thẩm định hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, Tổ In sao đề thi, Tổ thư ký giúp việc…) trong thời gian thực tế thực hiện nhiệm vụ  
4.1Trưởng Ban, Tổ trưởng1.200.000người/ngày
4.2Phó Trưởng Ban, Tổ phó1.000.000người/ngày
4.3Thành viên, Thư ký800.000người/ngày
5Tiền công tham gia phục vụ cách ly xây dựng đề thi/xét, tổ chức kỳ thi/xét, chấm thi  
5.1Nhân viên kỹ thuật, công an, y tế, bảo vệ làm việc khu cách li600.000người/ngày
5.2Nhân viên phục vụ, vệ sinh, bảo vệ làm việc vòng ngoài, lái xe và bộ phận vận chuyển đề …400.000người/ngày
6Chi tiền ăn, giải khát giữa giờ cho thành viên Hội đồng, các Ban Giúp việc trong thời gian cách ly, tổ chức kỳ thi/xét và chấm thi  
6.1Chi tiền ăn, giải khát giữa giờ thành viên Hội đồng/Ban Đề thi/Ban Phách/Tổ in sao trong thời gian thực tế cách ly ra đề thi, in sao đề thi và làm phách (nếu có).330.000người/ngày
6.2Tiền ăn, tiền giải khát giữa giờ thành viên Ban Đề thi/Tổ in sao trong thời gian cách ly còn lại (cách ly để chờ hết thời gian tổ chức kỳ thi mà không phải trực tiếp làm nhiệm vụ ra đề thi, in sao đề thi)220.000người/ngày
6.3Tiền ăn, tiền giải khát giữa giờ thành viên Hội đồng, các Ban giúp việc và các thành viên tham gia trong thời gian tổ chức kỳ thi/xét, chấm thi220.000người/ngày
7Tiền công xây dựng đề thi và đáp án (đối với thi tự luận, thi thực hành)1.500.000đề
8Xây dựng đề thi và đáp án (đối với thi trắc nghiệm, phỏng vấn)  
8.1Tiền công soạn thảo câu hỏi thô kèm đáp án70.000câu
8.2Tiền công chọn lọc, thẩm định và biên tập câu hỏi60.000câu
8.3Chỉnh sửa lại các câu hỏi sau khi thử nghiệm đề thi35.000câu
8.4Lựa chọn và nhập các câu hỏi vào ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chuẩn hóa10.000câu
9Tiền công chấm bài thi tự luận, bài thi nói và bài thi thực hành; tiền công chấm phúc khảo (Tùy yêu cầu, tính chất của từng kỳ thi, số lượng bài thi mỗi cán bộ chấm thi phải hoàn thành trong một ngày do Chủ tịch Hội đồng thi/xét xem xét, quyết định)1.200.000người/ngày
10Tiền công cho cán bộ phụ trách tập huấn, hướng dẫn ôn tập cho thí sinh; tiền công biên soạn và giảng dạy lý thuyết, thực hành1.000.000người/ngày

(*)Cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện các nhiệm vụ tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan về mua sắm, đấu thầu để tổ chức thực hiện; khi thanh toán phải có đầy đủ chứng từ, hóa đơn theo quy định. Trong trường hợp sử dụng cơ sở vật chất của các cơ quan, đơn vị khác (địa điểm, thiết bị, dụng cụ) để thực hiện nhưng vẫn phải thanh toán các khoản chi phí điện, nước, vệ sinh, an ninh, phục vụ, thì chứng từ thanh toán là bản hợp đồng và thanh lý hợp đồng công việc giữa hai bên kèm theo phiếu thu của cơ quan, đơn vị cho mượn cơ sở vật chất; bên cho mượn cơ sở vật chất hạch toán khoản thu này để giảm chi kinh phí hoạt động của đơn vị.

Hình thức và nội dung thi tuyển công chức mới nhất

Hiện nay, công chức được tuyển dụng thông qua hai phương thức chính, đó là thi tuyển và xét tuyển. Những thí sinh thi tuyển hay xét tuyển đều phải đáp ứng những điều kiện luật định trước khi nộp hồ sơ thi tuyển, xét tuyển. Đối với những thí sinh phải thi tuyển thì họ phải trải qua hai vòng thi với những nội dung thi về kiến thức chung, kiến thức riêng.

Thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:

(i) Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung

  • Hình thức thi: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức chưa có điều kiện tổ chức thi trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.

Trường hợp tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi tin học.

  • Nội dung thi gồm 3 phần, thời gian thi như sau:
    • Phần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ và các kiến thức khác để đánh giá năng lực. Thời gian thi 60 phút;
    • Phần II: Ngoại ngữ, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định. Thời gian thi 30 phút;
    • Phần III: Tin học, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút.

Miễn phần thi ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:

  • Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển;
  • Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam theo quy định;
  • Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số, trong trường hợp dự tuyển vào công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.

Miễn phần thi tin học đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin;

Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại điểm b khoản này, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.

(ii) Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành

  • Hình thức thi: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định một trong ba hình thức thi: Phỏng vấn; viết; kết hợp phỏng vấn và viết.
  • Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào chức trách, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch công chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

  • Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút (trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị); thi viết 180 phút (không kể thời gian chép đề). Trường hợp lựa chọn hình thức thi kết hợp phỏng vấn và viết thì thời gian thi phỏng vấn và thời gian thi viết được thực hiện theo quy định tại điểm này.
  • Thang điểm (thi phỏng vấn, thi viết): 100 điểm. Trường hợp lựa chọn hình thức thi kết hợp phỏng vấn và viết thì tỷ lệ điểm phỏng vấn và viết do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định nhưng phải bảo đảm có tổng là 100 điểm.
  • Trường hợp cơ quan quản lý công chức có yêu cầu đặc thù cao hơn về nội dung, hình thức, thời gian thi tại vòng 2 thì thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ trước khi thực hiện.

(Điều 8 Nghị định 138/2020/NĐ-CP)

Lưu ý:

  • Việc tổ chức thi vòng 1 trong thi tuyển công chức như trên đến hết ngày 31/7/2024.
  • Kể từ ngày 01/8/2024, cơ quan tuyển dụng công chức chỉ tuyển dụng công chức đối với người đạt kết quả kiểm định đầu vào công chức.

(Điều 12, Điều 13 Nghị định 06/2023/NĐ-CP)

Quy định mức chi thi tuyển công chức
Quy định mức chi thi tuyển công chức

Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức như thế nào?

Đối với những thí sinh thi tuyển công chức qua hình thức thi tuyển thì phải trải qua hai vòng thi. Để được trúng tuyển, thí sinh phải có kết quả đạt theo quy định pháp luật tương ứng ở mỗi vòng thi. Dưới đây là quy định pháp luật về điều kiện trúng tuyển công chức đối với thí sinh thi tuyển.

Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau:

  • Điều kiện 1: Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên. Trường hợp thi kết hợp phỏng vấn và viết thì người dự thi phải dự thi đủ phỏng vấn và viết;
  • Điều kiện 2: Có kết quả điểm thi tại vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại Điều 5 Nghị định 138/2020/NĐ-CP (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.

Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm tính theo điều kiện 2 bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người có kết quả điểm thi vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển.

Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.

(Điều 9 Nghị định 138/2020/NĐ-CP)

Khuyến nghị

Luật sư 247 là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Quy định mức chi thi tuyển công chức chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Quy định mức chi thi tuyển công chức. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến mẫu trích lục quyết định ly hôn. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức là gì?

Theo Điều 4 Nghị định 138/2020/NĐ-CP , điều kiện đăng ký dự tuyển công chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức , cụ thể:
Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
– Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
– Đủ 18 tuổi trở lên;
– Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
– Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
– Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
– Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;
– Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
Cơ quan sử dụng công chức xác định các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức , phù hợp với khung năng lực vị trí việc làm nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo và báo cáo bằng văn bản để cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định.

Đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức là gì?

Điều 5 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển bao gồm:
– Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
– Các đối tượng sau đây được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2:
+ Người dân tộc thiểu số;
+ Sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên;
+ Người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị;
+ Con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động;
– Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
Lưu ý: Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên nêu trên thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.