Mức chi cho Hội đồng thi tuyển viên chức bao nhiêu?

05/12/2023
Mức chi cho Hội đồng thi tuyển viên chức bao nhiêu?
280
Views

Theo quy định pháp luật, để trở thành viên chức, cá nhân phải đáp ứng những điều kiện luật định. Hiện nay, tuyển dụng viên chức có hai phương thức, đó là xét tuyển và thi tuyển. Đối với hình thức xét tuyển, tiêu chuẩn và điều kiện đối với thí sinh xét tuyển sẽ cao hơn so với hình thức thi tuyển. Tuy nhiên, đối với hình thức nào thì cũng phải có hội đồng xét tuyển, thi tuyển. Vậy mức chi cho Hội đồng thi tuyển viên chức bao nhiêu? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 115/2020/NĐ-CP;
  • Nghị quyết 14/2022/NQ-HĐND.

Mức chi cho Hội đồng thi tuyển viên chức bao nhiêu?

Thi tuyển hay xét tuyển công chức, viên chức đều phải thành lập hội đồng thi tuyển/ xét tuyển. Hội đồng này phải đầy đủ thành phần theo quy định pháp luật. Hội đồng thi tuyển/xét tuyển công chức, viên chức sẽ được chi trả chi phí khi tham gia tổ chức thi tuyển, xét tuyển.

Các đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ mức độ tự chủ tài chính, nguồn tài chính của đơn vị và quy định mức chi tại Nghị quyết 14/2022/NQ-HĐND để quyết định mức chi tại đơn vị và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ.

Số thứ tựNội dung chiMức chi (đơn vị tính: đồng)Đơn vị tính
1Chi thuê địa điểm làm việc cho Hội đồng, xây dựng đề thi/xét, in sao đề thi; thuê địa điểm tổ chức ôn tập, tổ chức thi/xét; Chi mua, thuê, vận chuyển, lắp đặt, gia công, kiểm tra các dụng cụ, nguyên vật liệu, vật tư, văn phòng phẩm, in ấn tài liệu, thẻ phục vụ công tác tổ chức thi/xét, chấm thi và các khoản chi phục vụ hoạt động của Hội đồng và các Ban giúp việc (nếu có)Chi theo thực tế (*) 
2Tổ chức các cuộc họp và làm việc của Hội đồng và các Ban giúp việc (chuẩn bị kỳ thi/xét và tổ chức kỳ thi/xét)200.000người/buổi
3Tiền công cho các chức danh là thành viên Hội đồng, Ban Chỉ đạo, Ban Giám sát kỳ thi/xét (Kể cả giám sát của Bộ, ngành Trung ương)  
3.1Chủ tịch, Trưởng ban1.200.000người/ngày
3.2Phó Chủ tịch, Phó Trưởng ban1.000.000người/ngày
3.3Ủy viên, thư ký, thành viên800.000người/ngày
4Tiền công các chức danh là thành viên các Ban Giúp việc Hội đồng (Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban Chấm thi, Ban Chấm phúc khảo, Ban Kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Ban Kiểm tra sát hạch, Ban Thẩm định hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, Tổ In sao đề thi, Tổ thư ký giúp việc…) trong thời gian thực tế thực hiện nhiệm vụ  
4.1Trưởng Ban, Tổ trưởng1.200.000người/ngày
4.2Phó Trưởng Ban, Tổ phó1.000.000người/ngày
4.3Thành viên, Thư ký800.000người/ngày
5Tiền công tham gia phục vụ cách ly xây dựng đề thi/xét, tổ chức kỳ thi/xét, chấm thi  
5.1Nhân viên kỹ thuật, công an, y tế, bảo vệ làm việc khu cách li600.000người/ngày
5.2Nhân viên phục vụ, vệ sinh, bảo vệ làm việc vòng ngoài, lái xe và bộ phận vận chuyển đề …400.000người/ngày
6Chi tiền ăn, giải khát giữa giờ cho thành viên Hội đồng, các Ban Giúp việc trong thời gian cách ly, tổ chức kỳ thi/xét và chấm thi  
6.1Chi tiền ăn, giải khát giữa giờ thành viên Hội đồng/Ban Đề thi/Ban Phách/Tổ in sao trong thời gian thực tế cách ly ra đề thi, in sao đề thi và làm phách (nếu có).330.000người/ngày
6.2Tiền ăn, tiền giải khát giữa giờ thành viên Ban Đề thi/Tổ in sao trong thời gian cách ly còn lại (cách ly để chờ hết thời gian tổ chức kỳ thi mà không phải trực tiếp làm nhiệm vụ ra đề thi, in sao đề thi)220.000người/ngày
6.3Tiền ăn, tiền giải khát giữa giờ thành viên Hội đồng, các Ban giúp việc và các thành viên tham gia trong thời gian tổ chức kỳ thi/xét, chấm thi220.000người/ngày
7Tiền công xây dựng đề thi và đáp án (đối với thi tự luận, thi thực hành)1.500.000đề
8Xây dựng đề thi và đáp án (đối với thi trắc nghiệm, phỏng vấn)  
8.1Tiền công soạn thảo câu hỏi thô kèm đáp án70.000câu
8.2Tiền công chọn lọc, thẩm định và biên tập câu hỏi60.000câu
8.3Chỉnh sửa lại các câu hỏi sau khi thử nghiệm đề thi35.000câu
8.4Lựa chọn và nhập các câu hỏi vào ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chuẩn hóa10.000câu
9Tiền công chấm bài thi tự luận, bài thi nói và bài thi thực hành; tiền công chấm phúc khảo (Tùy yêu cầu, tính chất của từng kỳ thi, số lượng bài thi mỗi cán bộ chấm thi phải hoàn thành trong một ngày do Chủ tịch Hội đồng thi/xét xem xét, quyết định)1.200.000người/ngày
10Tiền công cho cán bộ phụ trách tập huấn, hướng dẫn ôn tập cho thí sinh; tiền công biên soạn và giảng dạy lý thuyết, thực hành1.000.000người/ngày

(*)Cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện các nhiệm vụ tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan về mua sắm, đấu thầu để tổ chức thực hiện; khi thanh toán phải có đầy đủ chứng từ, hóa đơn theo quy định. Trong trường hợp sử dụng cơ sở vật chất của các cơ quan, đơn vị khác (địa điểm, thiết bị, dụng cụ) để thực hiện nhưng vẫn phải thanh toán các khoản chi phí điện, nước, vệ sinh, an ninh, phục vụ, thì chứng từ thanh toán là bản hợp đồng và thanh lý hợp đồng công việc giữa hai bên kèm theo phiếu thu của cơ quan, đơn vị cho mượn cơ sở vật chất; bên cho mượn cơ sở vật chất hạch toán khoản thu này để giảm chi kinh phí hoạt động của đơn vị.

Cách xét tuyển viên chức hiện nay được thực hiện thế nào?

Như chúng ta đã biết, theo quy định pháp luật, viên chức được tuyển chọn theo hai phương thức là thi tuyển và xét tuyển. Pháp luật có quy định cụ thể mỗi phương thức tuyển chọn viên chức sẽ bao gồm bao nhiêu vòng thi trong đó có phúc khảo bài thi viên chức, nội dung các vòng thi là gì,…

Hiện nay theo Điều 11 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Nội dung, hình thức xét tuyển viên chức

Xét tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng như sau:

1. Vòng 1

Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.

2. Vòng 2 được thực hiện như quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này.

Theo đó hiện nay người dự tuyển viên chức muốn xét tuyển viên chức cần thực hiện 2 vòng gồm:

  • Vòng 1 là kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng thì được tham dự vòng 2;
  • Vòng 2 được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 115/2020/NĐ-CP như sau: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành:
    • Hình thức thi: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định một trong ba hình thức thi: Phỏng vấn; thực hành; thi viết.
    • Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào nhiệm vụ, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

  • Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút (trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị); thi viết 180 phút (không kể thời gian chép đề); thời gian thi thực hành do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của vị trí việc làm cần tuyển.
  • Thang điểm (thi phỏng vấn, thực hành, thi viết): 100 điểm.
  • Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức có yêu cầu cao hơn về nội dung, hình thức, thời gian thi tại vòng 2 thì thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ trước khi thực hiện.
Mức chi cho Hội đồng thi tuyển viên chức bao nhiêu?
Mức chi cho Hội đồng thi tuyển viên chức bao nhiêu?

Làm sao để xác định được người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức?

Xét tuyển viên chức sẽ khác với thi tuyển viên chức. Điều kiện đối với thí sinh xét tuyển viên chức sẽ cao hơn so với thí sinh thi tuyển viên chức. Thí sinh thuộc trường hợp xét tuyển thì phải chuẩn bị hồ sơ dự thi và nộp cho cơ quan tổ chức thi. Thời gian có kết quả sẽ được cơ quan có thẩm quyền thông báo.

Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về cách thức xác định người trúng tuyển như sau:

Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức

1. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau:

a) Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên.

b) Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại Điều 6 Nghị định này (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.

2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm tính theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người có kết quả điểm thi vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định người trúng tuyển.

3. Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.

Theo đó người được xem là trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau:

  • Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên.
  • Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại Điều 6 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.

Khuyến nghị

Luật sư 247 là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Mức chi cho Hội đồng thi tuyển viên chức bao nhiêu? chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư 247 luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Mức chi cho Hội đồng thi tuyển viên chức bao nhiêu? Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý Trích lục ghi chú ly hôn cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Sau khi xét tuyển viên chức thì bao lâu biết kết quả tuyển dụng?

Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thông báo kết quả tuyển dụng viên chức
1. Sau khi hoàn thành việc chấm thi vòng 2 theo quy định tại Điều 15 Nghị định này, chậm nhất 05 ngày làm việc, Hội đồng tuyển dụng phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức xem xét, công nhận kết quả tuyển dụng.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận kết quả tuyển dụng, Hội đồng tuyển dụng phải thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng và gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký. Nội dung thông báo phải ghi rõ thời hạn người trúng tuyển phải đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng.
Theo đó chậm nhất là 5 ngày sau khi hoàn thành việc chấm thi vòng 2, Hội đồng tuyển dụng phải báo cáo cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét, công nhận kết quả tuyển dụng.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công nhận kết quả tuyển dụng thì Hội đồng tuyển dụng công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng gửi thông báo nhận kết quả trúng tuyển đến người dự tuyển.

Căn cứ tuyển dụng viên chức là gì?

Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức phê duyệt hoặc quyết định theo thẩm quyền để làm căn cứ tuyển dụng trước mỗi kỳ tuyển dụng. Nội dung kế hoạch tuyển dụng bao gồm:
– Số lượng người làm việc được giao và số lượng người làm việc chưa sử dụng của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức;
– Số lượng viên chức cần tuyển ở từng vị trí việc làm;
– Số lượng vị trí việc làm cần tuyển đối với người dân tộc thiểu số (nếu có), trong đó xác định rõ chỉ tiêu, cơ cấu dân tộc cần tuyển;
– Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm;
– Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển;
– Các nội dung khác (nếu có).

Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức là gì?

– Điều kiện đăng ký dự tuyển thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Viên chức. Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Viên chức được bổ sung các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm quy định tại điểm g khoản 1 Điều 22 Luật Viên chức nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo.
– Người đăng ký dự tuyển vào vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao có thể thấp hơn 18 tuổi nhưng phải từ đủ 15 tuổi trở lên và được sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.