Trên thực tế hiện nay thì hoạt động thi đua khen thưởng đóng vai trò là động lực thúc đẩy cho sự phát triển trong quá trình làm việc của các cá nhân hay tập thể. Thông thường thì cứ vào dịp cuối năm là các hoạt động khen thưởng sẽ được diễn ra tại các cơ quan, đơn vị hoặc tại các doanh nghiệp để ghi nhận sự cống hiến trong một năm đó của người lao động, cũng như tạo động lực để khuyến khích họ tiếp tực phát huy khả năng của mình để tạo ra thành tích trong năm tiếp theo. Sau đây mời các bạn hãy cùng tìm hiểu về vấn đề “Quy định mức chi khen thưởng mới nhất” qua bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.
Quy định về hoạt động khen thưởng
Hiện nay thì phòng trào thi đùa nào cũng luôn gắn liền với hoạt động khen thưởng để tạo động lực, động viên, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Khi đó thì hoạt động khen thưởng cần phải phải đảm bảo tính kịp thời, chính xác và khen đúng việc, thưởng đúng người…
Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
– Nhà nước thực hiện khen thưởng qua tổng kết thành tích các giai đoạn cách mạng, khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được, khen thưởng quá trình cống hiến và khen thưởng đối ngoại.
Các hình thức khen thưởng gồm:
– Huân chương;
– Huy chương;
– Danh hiệu vinh dự nhà nước;
– “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng nhà nước”;
– Kỷ niệm chương, Huy hiệu;
– Bằng khen;
– Giấy khen.
Cụ thể tại Điều 13 Nghị định 91/2017/NĐ-CP, các loại hình khen thưởng đối với cá nhân, tập thể bao gồm:
– Khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được là hình thức khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đối với tập thể, cá nhân do cấp trình khen thưởng căn cứ theo quy định xem xét, đánh giá, công nhận.
– Khen thưởng theo đợt (hoặc chuyên đề) là khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt được thành tích xuất sắc sau khi kết thúc đợt thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động.
– Khen thưởng đột xuất là khen thưởng cho tập thể, cá nhân lập được thành tích đột xuất.
+ Thành tích đột xuất là thành tích đạt được ngoài chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ mà tập thể, cá nhân phải đảm nhiệm.
+ Thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất là thành tích đột xuất đạt được ở mức độ đặc biệt xuất sắc khi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhân dân, của Nhà nước hoặc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực được khu vực hoặc thế giới ghi nhận.
– Khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cá nhân có quá trình tham gia hoạt động trong các giai đoạn cách mạng, giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, có công lao, thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.
– Khen thưởng theo niên hạn là khen thưởng cho cá nhân thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, có thành tích, có thời gian tham gia xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định.
– Khen thưởng đối ngoại là khen thưởng cho tập thể, cá nhân người nước ngoài có thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ở một trong các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc lĩnh vực khác.
Quy định mức chi khen thưởng mới nhất
Theo quy định của pháp luật hiện hành khi các tập thể hay các nhân có thành tích xuất sắc được ghi nhận và được khen thưởng thì ngoài việc tặng giấy khen hoặc là bằng khen thì sẽ được thêm một khoản tiền thưởng tương ứng với loại hình khen thưởng mà mình được nhận, cụ thể mức chi khen thưởng này như sau:
Căn cứ Điều 73 Nghị định 91/2017/NĐ-CP quy định mức tiền thưởng Bằng khen, Giấy khen:
Mức tiền thưởng Bằng khen, Giấy khen
1. Đối với cá nhân:
a) “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” được tặng Bằng và được thưởng 3,5 lần mức lương cơ sở;
b) Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương được tặng Bằng và được thưởng 1,0 lần mức lương cơ sở;
c) Cá nhân được tặng Giấy khen quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 74 Luật thi đua, khen thưởng được kèm theo mức tiền thưởng 0,3 lần mức lương cơ sở;
d) Cá nhân được tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được kèm theo mức tiền thưởng 0,15 lần mức lương cơ sở.
2. Đối với tập thể:
a) Tập thể được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương được tặng Bằng và được thưởng gấp hai lần mức tiền thưởng đối với cá nhân quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều này;
b) Tập thể được tặng Giấy khen các cấp được kèm theo tiền thưởng gấp hai lần tiền thưởng đối với cá nhân quy định tại các điểm c, d khoản 1 Điều này,
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (theo Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP)
Như vậy, mức tiền thưởng kèm theo bằng khen, giấy khen được quy định như sau:
Đối với cá nhân
– Cá nhân được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” thì mức tiền thưởng kèm theo là 6.300.000 đồng.
– Cá nhân được tặng Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương thì mức tiền thưởng kèm theo là 1.800.000 đồng.
– Cá nhân được tặng Giấy khen sau thì mức tiền thưởng kèm theo là 540.000 đồng.
+ Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
+ Giấy khen của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước;
+ Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
– Cá nhân được tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì mức tiền thưởng kèm theo là 270.000 đồng.
Đối với tập thể
– Tập thể được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” thì mức tiền thưởng kèm theo là 12.600.000 đồng.
– Tập thể được tặng Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương thì mức tiền thưởng kèm theo là 3.600.000 đồng.
– Tập thể được tặng Giấy khen sau thì mức tiền thưởng kèm theo là 1.080.000 đồng.
+ Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
+ Giấy khen của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước;
+ Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Giấy khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
– Tập thể được tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì mức tiền thưởng kèm theo là 540.000 đồng.
Các nguyên tắc khen thưởng đối với cá nhân tập thể
Như đã phân tích ở trên thì hoạt động khen thưởng hiện nay có ý nghĩa quan trọng trong quá tình làm việc của người lao động, vậy nên pháp luật hiện hành của nước ta cũng đã ban hành ra Luật cũng các văn bản hướng dẫn với những nội dung quy định cụ thể về hoạt động khen thưởng này.
Nguyên tắc khen thưởng gồm:
– Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời;
– Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được;
– Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng;
– Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.
– Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.
Việc khen thưởng đối với cá nhân, tập thể được thực hiện dựa trên các nguyên tắc theo quy định tại Điều 3 Nghị định 91/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:
– Hình thức khen thưởng phải phù hợp với đối tượng, chức năng, nhiệm vụ được giao của tập thể, cá nhân và thành tích đạt được.
– Khen thưởng phải căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn và thành tích đạt được, không nhất thiết phải có hình thức khen thưởng mức thấp mới được khen thưởng mức cao hơn. Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân là người trực tiếp lao động, sản xuất, học tập, công tác hoặc chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
Không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được. Hình thức khen thưởng theo đợt, chuyên đề không tính làm điều kiện, tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước.
Khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ hoặc tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng.
Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung; trường hợp quy định tuổi nghỉ hưu cao hơn thì thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được thực hiện theo quy định chung.
Khuyến nghị
Luật sư 247 là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Quy định mức chi khen thưởng mới nhất chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư 247 luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Luật sư 247 đã tư vấn có liên quan đến vấn đề “Quy định mức chi khen thưởng mới nhất”. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về Giấy phép sàn thương mại điện tử. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn xin thôi việc của viên chức mới năm 2023
- Tạm đình chỉ công tác đối với viên chức khi nào?
- Viên chức có được làm thêm không?
Câu hỏi thường gặp
– Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc nhất được lựa chọn trong số những cá nhân có hai lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.
– Danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có ba lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.
– Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” được xét tặng cho cá nhân tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân dẫn đến bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ sở y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên thì thời gian điều trị, điều dưỡng được tính để bình xét tặng.
Ngoài ra còn xét tặng cho cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập được tính vào thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị để được bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.
Trường hợp cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, có kết quả học tập từ loại khá trở lên thì được tính để xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.
– Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” được xét tặng cho các tập thể sau:
+ Là tập thể tiêu biểu xuất sắc dẫn đầu trong số các tập thể đạt tiêu chuẩn Cờ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương. Số lượng tập thể được xét, đề nghị tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” không quá 20% tổng số tập thể đạt tiêu chuẩn tặng Cờ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.
+ Bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương dẫn đầu các khối, cụm thi đua do Hội đồng thi đua, khen thưởng trung ương tổ chức.
+ Tập thể tiêu biểu nhất trong phong trào thi đua theo chuyên đề do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động được đánh giá, bình xét, suy tôn khi sơ kết, tổng kết từ 05 năm trở lên.
– Danh hiệu Cờ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương là danh hiệu công nhận cho tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất để tặng Cờ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương phải được thông qua bình xét, đánh giá, so sánh theo các khối, cụm thi đua do bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức.
1. Mục tiêu của thi đua là nhằm động viên, thu hút, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể, hộ gia đình phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Mục tiêu của khen thưởng là nhằm khuyến khích, động viên cá nhân, tập thể, hộ gia đình hăng hái thi đua; ghi nhận công lao, thành tích của cá nhân, tập thể, hộ gia đình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.