Quy định của pháp luật về bãi nhiệm, miễn nhiệm, từ nhiệm

07/06/2022
968
Views

Gần đây tôi đọc tin tức thấy hàng loạt cán bộ bị xử lý do các hành vi vi phạm. Và mới đây chiều 7/6, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội- ông Chu Ngọc Anh đã bị bãi nhiệm. Vậy bãi nhiệm, miễn nhiệm, từ nhiệm được quy định như thế nào? Khi nào thì một người bị bãi nhiệm, miễn nhiệm? Quy trình bãi nhiệm với người vi phạm được thực hiện như thế nào? Mong luật sư giải đáp.

Bãi nhiệm, miễn nhiệm, từ nhiễm là hàng loạt các từ ngữ để chỉ việc thôi giữ chức vụ của cán bộ, công chức. Tuy nhiên cụ thể việc áp dụng cũng như căn cứ áp dụng với mỗi hình thức này như thế nào? Bãi nhiệm và miễn nhiệm khác nhau ra sao? Quy trình thực hiện việc bãi nhiệm, từ chức đối với cán bộ là gì? Để giải đáp vấn đề này,  Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Quy đinh của pháp luật về bãi nhiệm, miễn nhiệm, từ nhiệm”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi trên nhé.

Căn cứ pháp lý

Quy định của pháp luật về bãi nhiệm

Bãi nhiễm là gì?

Theo Khoản 7 Điều 7 Luật cán bộ công chức 2008 quy định:

” Bãi nhiệm là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.

Bãi nhiệm là một trong các hình thức xử lý kỷ luật được áp dụng đối với cán bộ; theo quy định của Luật cán bộ công chức. Cán bộ bị bãi nhiệm sẽ buộc phải thôi giữ chức vụ do bầu cử trước khi hết nhiệm kì do người này có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm về phẩm chất đạo đức, không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao ở các cơ quan nhà nước.

Đối tượng và căn cứ áp dụng

Theo quy định của Luật cán bộ công chức; và Nghị định 112/2020/NĐ-Cp quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức; thì bãi nhiệm chỉ được áp dụng đối với cán bộ mà không áp dụng với công chức.

Theo Điều 14 Nghị định 112/2020/NĐ-CP; bãi nhiệm áp dụng khi:

“Cán bộ có hành vi vi phạm theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan thì bị bãi nhiệm. 

Theo đó việc bãi nhiệm sẽ thực hiện với các đối tượng sau:

Bãi nhiệm đại biểu quốc hội

Theo Điều 40 Văn bản hợp nhất 24/VBHN-VPQH 2020 Luật Tổ chức Quốc hội thì:

Điều 40. Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội

“1. Đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân thì bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm.

2. Trong trường hợp Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

3.Trong trường hợp cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm được tiến hành theo trình tự do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

Bãi nhiệm đại biểu hội đồng nhân dân

Điều 102 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; quy định về bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:

Điều 102. Việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân

1. Đại biểu Hội đồng nhân dân không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân thì bị Hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định việc đưa ra Hội đồng nhân dân bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp đưa ra để cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân.

3. Trong trường hợp Hội đồng nhân dân bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.

4. Trong trường hợp cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân thì việc bãi nhiệm được tiến hành theo trình tự do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định.”

Quy định của pháp luật về miễn nhiệm

Miễn nhiệm là gì?

Theo Khoản 6 Điều 7 Luật cán bộ công chức 2008 quy định:

Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.”

Bên cạnh đó Khoản 1 Điều 2 Quy định 41/QĐ-TW; quy định về việc miễn nhiệm đối với cán bộ:

Miễn nhiệm là việc cấp có thẩm quyền quyết định cho cán bộ thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm do không đáp ứng được yêu cầu công việc, uy tín giảm sút, có vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức.

Đối tượng áp dụng

Căn cứ theo quy định trên, miễn nhiệm có thể áp dụng đối với cả cán bộ và công chức. Trong đó cán bộ được miễn nhiệm sẽ thôi giữ chức vụ, còn công chức sẽ thôi giữ chức danh đang đảm nhận hiện tại.

Căn cứ xem xét miễn nhiệm

Theo Điều 29 và Điều 30 Luật cán bộ công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung 2019); miễn nhiệm cán bộ sẽ thực hiện trong các trường hợp sau:

– Bị miễn nhiệm: Cán bộ có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm cán bộ đó; (theo Khoản 3 Điều 29).

– Xin miễn nhiệm: Cán bộ không đủ sức khỏe; không đủ năng lực, uy tín; theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc vì lý do khác; (theo khoản 1 Điều 30).

Bên cạnh đó Theo Điều 5 Quy định 41/QĐ-TW; căn cứ miễn nhiệm cán bộ gồm:

“1. Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao.

2. Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời hạn bổ nhiệm.

3. Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.

4. Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

5. Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác.

6. Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm.”

 “Miễn nhiệm đối với người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng.” (Khoản 1 Điều 7)

Từ nhiệm được pháp luật quy định như thế nào?

Quy đinh của pháp luật về bãi nhiệm, miễn nhiệm, từ nhiệm
Quy đinh của pháp luật về bãi nhiệm, miễn nhiệm, từ nhiệm

Từ nhiệm là gì?

Trong các văn bản pháp luật hiện này thì chưa có văn bản nào đề cập cũng như quy định về việc “từ nhiệm”. Tuy nhiên có thể hiểu từ này nghĩa là việc một người xin thôi làm nhiệm vụ đang được giao.

Một số trường hợp, người ta sử dụng từ “từ nhiệm” để thể hiện sự trang trọng thay cho “từ chức”. Tuy nhiên có thể thấy từ nhiệm mang hàm ý rộng hơn so với “từ chức”.

Một số quy định về từ chức

Theo Khoản 13 Điều 7 Luật cán bộ công chức 2008 quy định:

Từ chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đề nghị được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

” Từ chức là việc cán bộ tự nguyện xin thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm và được cấp có thẩm quyền chấp thuận.”(Khoản 2 Điều 2 Quy định 41/QĐ-TW năm 2021).

Sau đây ta sẽ đi tìm hiểu về việc “từ chức”:

Đối tượng, căn cứ xem xét từ chức

Theo các quy định trên việc từ chức được áp dụng cả với cán bộ và công chức; trong đó công chức ở đây phải giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét việc cho từ chức đối với cán bộ dựa trên các căn cứ theo Điều 6 Quy định 41. Cụ thể việc xem xét đối với cán bộ xin từ chức được căn cứ vào một trong các trường hợp sau:

1. Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.

2. Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng.

3. Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.

4. Vì lý do chính đáng khác của cá nhân.”

“Người đứng đầu lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực thì tuỳ tính chất, mức độ sai phạm để xem xét cho từ chức.

Cho từ chức đối với người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng.” (Khoản 2, 3 Điều 7).

So sánh miễn nhiệm và bãi nhiệm

Miễn nhiệm và bãi nhiệm trên thực tế khiến nhiều người còn nhầm lẫn do không hiểu rõ các hình thức này. Để phân biệt chúng ta dựa trên các tiêu chí được liệt kê trong bảng dưới đây:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Quy trình xem xét miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ

Việc xem xét miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ được quy định từ Điều 8 và Điều 9 Quyết định 41. Theo đó:

Hồ sơ miễn nhiệm, từ chức

Theo Điều 9 Quyết định 41 quy định; hồ sơ miễn nhiệm, từ chức gồm các giấy tờ sau:

“1. Tờ trình của cơ quan tham mưu về công tác cán bộ. 

2. Quyết định, kết luận, thông báo, ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, biên bản hội nghị, đơn của cán bộ xin từ chức, báo cáo đề nghị của cơ quan sử dụng cán bộ và các tài liệu có liên quan.”

Quy trình xem xét miễn nhiệm

Quy trình xem xét miễn nhiệm, từ chức theo Điều 8 quyết định 41 được thực hiện như sau:

-Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm, từ chức chậm nhất trong thời gian 10 ngày làm việc thì cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ hoặc cơ quan tham mưu về công tác cán bộ có trách nhiệm trao đổi với cán bộ và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

-Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, cho từ chức trong thời gian 10 ngày làm việc; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc.

-Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, các cơ quan có liên quan thực hiện quy trình, thủ tục theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, điều lệ, quy chế hoạt động của từng tổ chức.

Bố trí công tác đối với cán bộ sau khi từ chức

Cán bộ sau khi từ chức nếu có nguyện vọng tiếp tục công tác thì cấp có thẩm quyền có thể căn cứ vào năng lực, đạo đức, kinh nghiệm để xem xét, bố trí công tác phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Cán bộ đã từ chức và bố trí công tác khác, nếu được cấp có thẩm quyền đánh giá tốt, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện và khắc phục được những yếu kém, sai phạm, khuyết điểm thì có thể được xem xét để quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định.

Video Luật sư 247 đề cập đến vấn đề Quy đinh của pháp luật về bãi nhiệm, miễn nhiệm, từ nhiệm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Quy đinh của pháp luật về bãi nhiệm, miễn nhiệm, từ nhiệm”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Cán bộ là ai?

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Khi nào cán bộ được miễn trách nhiệm kỷ luật mà không bị bãi nhiệm?

Theo Điều 4 Nghị định 112/2020/NĐ-CP; các trường hợp sau đây sẽ được miễn trách nhiệm kỷ luật
1. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.
2. Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.
3. Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết; do sự kiện bất khả kháng; hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.
4. Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.
Do đó khi thuộc các trường hợp trên cán bộ cũng sẽ được miễn bãi nhiệm.

Có bãi nhiệm công chức được không?

Theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP, thì hình thức bãi nhiệm chỉ áp dụng đối với cán bộ là người được bầu cử; mà không áp dụng đối với công chức. Do đó không thể bãi nhiệm công chức được.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.